Châu Âu với ý tưởng định hình lại toàn cầu hóa
Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố một tài liệu nghiên cứu về việc làm chủ toàn cầu hóa với những đánh giá về các thuận lợi và bất lợi của tiến trình này. Tài liệu nhằm đưa ra một cuộc thảo luận về cách thức mà EU cùng các nước thành viên có thể định hình lại quá trình toàn cầu hóa để đón đầu tương lai và cải thiện điều kiện sống của công dân châu Âu.
Tài liệu nghiên cứu mới đây phản ánh trung thực nhất về những lợi ích cũng như thách thức mà toàn cầu hóa mang lại cho EU. Dù được hưởng lợi nhiều từ toàn cầu hóa, EU cũng chính là đối tượng gặp phải nhiều thách thức nhất. Trên thế giới, toàn cầu hóa cho phép hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói và giúp các nước nghèo thu hẹp sự tụt hậu.
Đối với EU, thương mại toàn cầu đã kích thích tăng trưởng kinh tế, mỗi 1 tỷ euro xuất khẩu tăng thêm sẽ đóng góp vào việc tạo ra việc làm hoặc giữ việc làm cho 14.000 lao động. Nhập khẩu ít tốn kém mang tới ích lợi đặc biệt cho các hộ nghèo. Tuy nhiên, những lợi thế này không tự động và cũng không phân bổ đồng đều hay thống nhất giữa các công dân.
Châu Âu cũng khốn đốn khi các nước không có cùng một chuẩn mực trong các lĩnh vực như việc làm, môi trường hoặc an ninh, dẫn đến việc phần lớn các doanh nghiệp châu Âu trở nên kém cạnh tranh về giá đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Và kết quả là nhà máy đóng cửa, lao động mất việc làm, hoặc áp lực về giảm lương và điều kiện làm việc.
Giải pháp đưa ra trong nghiên cứu không nằm trong vấn đề bảo hộ cũng như không trong chính sách tự do thái quá. Rõ ràng nghiên cứu đã chứng tỏ toàn cầu hóa mang tới nhiều lợi ích nếu được chế ngự tốt.
Để làm chủ được toàn cầu hóa, EU phải chú ý đến việc phân chia các lợi thế của toàn cầu hóa thông qua những hành động cụ thể với tất cả các nước thành viên và các khu vực cũng như với các đối tác quốc tế. EU sẽ phải nắm bắt và tận dụng để định hình lại toàn cầu hóa theo giá trị và lợi ích của châu Âu.
Phó Chủ tịch thứ nhất của EC Frans Timmermans cho biết toàn cầu hóa về tổng thể là tốt cho nền kinh tế châu Âu, nhưng điều đó không có ý nghĩa đáng kể cho công dân châu Âu nếu những lợi thế không được phân chia một cách công bằng và thống nhất.
Châu Âu phải đóng góp vào việc viết lại nền tảng của các nguyên tắc ở cấp độ toàn cầu để thương mại tự do trở nên công minh và cùng với đó, toàn cầu hóa trở nên bền vững và có lợi hơn cho tất cả công dân trong EU.
EU cũng cần tập trung vào các chính sách nhằm trang bị cho công dân một nền tảng giáo dục và các kỹ năng cần thiết để tồn tại song hành với sự tiến triển của nền kinh tế. Một chính sách tái phân phối tốt sẽ đảm bảo để các liên kết xã hội và đoàn kết nội khối được vững chắc.
Về phần mình, Phó Chủ tịch EC phụ trách việc làm, tăng trưởng, đầu tư và cạnh tranh Jyrki Katainen cho rằng toàn cầu hóa là một lực đẩy mang tới nhiều lợi thế cho châu Âu so với phần còn lại của thế giới, nhưng đi kèm với nó là không ít thách thức.
Để bảo vệ lợi ích do sự mở cửa mang lại và đồng thời giảm thiểu những bất lợi, EU cần xúc tiến một trật tự thế giới mới mạnh hơn và dựa trên những quy tắc, hành động kiên quyết chống lại các hành vi gian lận.
Cùng với đó là mong muốn mang lại cho xã hội châu Âu một sự thích ứng tốt hơn, và nền kinh tế của “lục địa Già” có cơ hội nâng cao tính cạnh tranh thích ứng với môi trường xã hội toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.
- Từ khóa :
- liên minh châu âu
- eu
- toàn cầu hóa
- bảo hộ thương mại
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tìm kiếm sự cân bằng mới trong hệ thống kinh tế toàn cầu
20:18' - 16/05/2017
Ngày 16/5, các bộ trưởng từ 26 quốc gia đã xác nhận sẽ tham gia Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Peterburg (SPIEF) lần thứ 21, diễn ra trong các ngày 1-3/6 tới tại cố đô phương Bắc của nước Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kêu gọi chống chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy toàn cầu hóa
17:20' - 15/05/2017
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, không quốc gia nào có thể đơn độc giải quyết các vấn đề của mình cũng như của thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tăng 30 bậc trên bảng chỉ số toàn cầu hóa
10:29' - 21/04/2017
Số liệu cập nhật nhất công bố ngày 20/4 cho thấy Hà Lan là quốc gia hàng đầu thế giới về chỉ số toàn cầu hóa, trong khi Việt Nam tăng 30 bậc trên bảng xếp hạng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.