Châu Phi: Vai trò của điện hạt nhân trong nguồn cung năng lượng
Trang mạng theconversation.com mới đây đăng bài phân tích về sự cần thiết của việc phát triển năng lượng hạt nhân tại châu Phi. Theo đó, châu Phi hiện sử dụng ít điện hạt nhân nhất so với bất kỳ châu lục nào, trừ Australia vốn cấm sử dụng năng lượng hạt nhân.
Hơn một thập kỷ qua, sự phản đối sử dụng điện hạt nhân ngày mạnh hơn do quan ngại ngày một tăng về chi phí môi trường xét theo phương diện rủi ro bức xạ, quản lý chất thải, mối quan tâm về an toàn, sự chậm trễ trong xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và chi phí cao. Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng rất quan trọng là điện hạt nhân nhận được sự chấp nhận của công chúng. Tuy nhiên, không phải là không có giải pháp cho những quan ngại trên.
Có ba lý do cho thấy các nước châu Phi nên theo đuổi xây dựng điện hạt nhân như là một phần của hệ thống năng lượng tương lai.
Một là, tình trạng khủng hoảng năng lượng trầm trọng của châu lục.
Hai là, nguồn năng lượng hiện nay của châu Phi chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch vốn là nguồn năng lượng hữu hạn, không thể tái tạo, nguồn cung ngày một giảm và chịu ảnh hưởng bởi biến động giá.
Ba là, năng lượng hạt nhân có thể giúp các nước châu Phi đáp ứng những mục tiêu theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giảm lượng khí thải carbon, bởi lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng hạt nhân là tương đối nhỏ. Ngoài ra, nguồn cung điện hạt nhân là đáng tin cậy, giá cả ổn định và có thể dự đoán được.
Hiện Nam Phi là nước châu Phi duy nhất có điện hạt nhân trong nguồn cung cấp năng lượng. Hai lò phản ứng hạt nhân ở Koeberg gần Cape Town hiện đang cung cấp 5% sản lượng điện năng của Nam Phi. Một số nước châu Phi khác cũng đang tìm kiếm bổ sung điện hạt nhân vào nguồn cung năng lượng, gồm Algeria, Ai Cập, Ghana, Kenya, Libya, Morocco, Namibia, Niger, Nigeria, Senegal, Sudan, Tanzania, Tunisia, Uganda, Zambia và Rwanda.
Tuy nhiên, các nước châu Phi cần phải giải quyết những lo ngại về năng lượng hạt nhân, nhất là xoa dịu nỗi sợ hãi về nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân để có thể tiếp cận thị trường năng lượng nguyên tử toàn cầu.
Nghiên cứu cho thấy chính phủ các nước có thể gợi mở những nội dung thể hiện mối quan ngại trên không chỉ riêng có đối với điện hạt nhân hay cũng không quá khủng khiếp khi các rủi ro đó có thể xảy ra.
Nguồn cung năng lượng ở châu Phi đang ở mức rất thấp và phải đối mặt với một số thách thức khác như nguồn cung không đồng đều, thiếu ổn định và giá thành cao. Với tình trạng dân số gia tăng, tầng lớp trung lưu đang phát triển và đô thị hóa ngày càng nhanh cho thấy nhu cầu điện năng sinh hoạt và phục vụ công nghiệp ở châu Phi sẽ lớn hơn.
Ngoài ra, điện năng rất quan trọng đối với việc nâng cao đời sống kinh tế của người dân nghèo, cũng như nhằm đạt được chương trình nghị sự về phát triển bền vững của châu Phi. Năng lượng hạt nhân có tiềm năng chia sẻ gánh nặng này bằng cách tạo thêm nguồn cung năng lượng cho lục địa.
Hiện tại, nhiều nước châu Phi đang cân nhắc việc sử dụng điện hạt nhân ở tất cả ở các giai đoạn khác nhau của chính sách và kế hoạch phát triển. Nhiều quốc gia đang mở cửa ngành năng lượng hạt nhân cho các khu vực khác nhau trên thế giới, gồm châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh.
Một số nước như Algeria, Ai Cập, Namibia, Nigeria, Ghana, Kenya, Sudan, Tanzania, Uganda, Zambia và Rwanda đã đàm phán với công ty năng lượng Rosatom của Nga vốn đang là nhà cung cấp lớn nhất các nhà máy điện hạt nhân cho châu Phi.
Dưới thời cựu Tổng thống Jacob Zuma, Nam Phi đã tiến rất gần đến việc đạt được thỏa thuận xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân với Rosatom, nhưng khi ông Cyril Ramaphosa nhậm chức tổng thống (tháng 2/2018) thỏa thuận trên đang bị tạm dừng xem xét.
Ai Cập đã đạt được những tiến triển đáng kể trong kế hoạch điện hạt nhân. Ngoài khu vực thuộc El Dabaa đã được chọn, nước này đã ký kết thoả thuận khác với Rosatom để xây dựng thêm một nhà máy điện hạt nhân, trong đó công ty của Nga sẽ chi trả 80% chi phí.
Một trong những thách thức lớn nhất để phát triển điện hạt nhân ở châu Phi là tài chính. Có hai phương pháp có thể giải quyết khó khăn này.
Thứ nhất, sử dụng phương pháp tiếp cận thông thường về các mối quan hệ đối tác giữa các cường quốc năng lượng hạt nhân và những nước đang hoặc sẽ có nhu cầu điện hạt nhân.
Các nước châu Phi cũng có thể xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhỏ hơn thay vì các lò phản ứng thông thường cỡ lớn như hiện nay. Để giảm bớt gánh nặng chi phí, việc xây dựng các nhà máy nhỏ hơn này vẫn có thể được triển khai theo các giai đoạn như trong những thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn.
Thứ hai, gánh nặng chi phí cũng có thể được chia sẻ thông qua quan hệ đối tác về năng lượng hạt nhân. Chẳng hạn, cần xem xét lại các kế hoạch phát triển năng lượng thuộc khung “Quan hệ đối tác năng lượng Âu-Phi” (AEEP 2020) vốn nhằm thúc đẩy an ninh và mức độ sử dụng điện ở châu Phi và châu Âu. Hiện tại, dù là nguồn phát thải carbon thấp, cũng như nguồn năng lượng tái tạo một phần nhưng năng lượng hạt nhân không nằm trong các mục tiêu AEEP 2020.
Để thúc đẩy năng lượng hạt nhân tại châu Phi, chính phủ các nước cần thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ và tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển điện hạt nhân như đưa ra kế hoạch hành động đồng bộ, quy định an toàn thích hợp và tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
Đồng thời, cần huy động nguồn lực nhà nước, tư nhân và đóng góp cổ phần đối với phát triển điện hạt nhân. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của người dân về những tiến bộ hiện đại, mới nhất trong sản xuất điện hạt nhân để hạn chế những quan ngại về mức độ an toàn của nguồn năng lượng này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tham nhũng đe dọa "giấc mơ" xóa đói, giảm nghèo của châu Phi
06:30' - 21/09/2018
Tham nhũng, giống như biến đổi khí hậu và sâu bệnh hại mùa màng, là mối đe dọa lớn đối với giấc mơ xóa đói giảm nghèo vào năm 2030 của châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau việc Trung Quốc "hào phóng" hỗ trợ châu Phi
05:30' - 16/09/2018
Đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi trong những năm qua đã thu lại được những lợi ích vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế, bất kể về chiến lược quốc tế hay lợi ích quốc gia, Trung Quốc đều không chịu thiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu và châu Phi bất đồng về thỏa thuận di cư
06:30' - 12/09/2018
Kiểm soát người di cư đến từ châu Phi đang là một nỗi ám ảnh với các lãnh đạo châu Âu. Chủ đề này có thể làm gián đoạn thỏa thuận chính trị giữa Liên minh châu Âu (EU) với Liên minh châu Phi (AU).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết dành hơn 80 tỷ USD đầu tư vào châu Phi
05:30' - 12/09/2018
Nhân dịp Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi, trang thông tin ABC của Australia đăng tải bài viết của nhà báo Bill Birtles về mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.