Châu Âu và châu Phi bất đồng về thỏa thuận di cư
Trang mạng Euractiv có bài đề cập nội dung nóng bỏng này khi các nhà lãnh đạo châu Âu và châu Phi hiện đang bất đồng sâu sắc về chính sách di cư trong các cuộc đàm phán gia hạn thỏa thuận Cotonou.
Bất chấp sự phản đối của nhiều nhà lãnh đạo EU, trong một cuộc họp với Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC) Moussa Faki Mahamat hồi tháng 4/2018, người đồng cấp châu Âu Jean-Claude Juncker nhấn mạnh rằng sự hợp tác với châu Phi vượt lên trên vấn đề nhập cư. Ông Juncker đã trích dẫn cụm từ "quan hệ đối tác bình đẳng", điều hiện không mấy ai tin tưởng.
Được hoàn thành vào năm 2000, khi mà vấn đề di cư còn chưa trầm trọng đến mức khiến các nhà lãnh đạo châu Âu phải sợ hãi như hiện nay, thỏa thuận Cotonou chỉ có một phần nhỏ về việc kiểm soát nhập cư.
Thỏa thuận này bao gồm các điều khoản bắt buộc các nước châu Phi nhận lại những người di cư bất hợp pháp, nhưng họ chưa từng thực hiện điều này. Trên thực tế, EU chỉ ký một thỏa thuận duy nhất qui định việc tiếp nhận trở lại người di cư với một quốc gia châu Phi nhỏ bé là Cape Verde, một hòn đảo chỉ có hơn 500.000 cư dân.
Carlos Lopes- Đại diện cấp cao của AU trong cuộc đàm phán hậu Cotonou- đánh giá "vấn đề di cư đóng một vai trò tương đối nhỏ trong Hiệp định Cotonou hiện tại".
Trong khi đó nhiều nước châu Âu không còn muốn vấn đề di cư chỉ là một phần nhỏ của thỏa thuận như trước đây. Lãnh đạo một tổ chức phi chính phủ đóng tại Brussels của Bỉ, thành phần tham gia đàm phán, cho biết đối với EU các ưu tiên theo thứ tự là di cư, an ninh, tăng trưởng kinh tế và phát triển.
EU đã bày tỏ ý định đưa việc ưu tiên kiểm soát người di cư vào thỏa thuận sắp tới, bằng cách ra điều kiện về viện trợ và đầu tư tài chính trong tương lai cho các quốc gia châu Phi để buộc những nước này tăng cường kiểm soát biên giới.
Tổng Giám đốc về châu Phi thuộc Cơ quan đối ngoại châu Âu (EEAS) Koen Vervaeke cho biết trong tương lai quan hệ đối tác mới giữa EU với châu Phi cần tập trung hơn vào vấn đề di cư.
Mối quan ngại của các nước EU về kiểm soát di cư hiện quan trọng đến mức mà nhiệm vụ đàm phán của khối về một thỏa thuận Cotonou mới chỉ được chấp thuận vào cuối tháng 6 vừa qua, sau khi bị ngưng trệ trong nhiều tháng do sự phản đối của một nhóm nhỏ các nước thành viên do Hungary và Ba Lan dẫn đầu.
Hai quốc gia thuộc nhóm Visegrad, từ hai năm qua đã ngăn chặn bất cứ một hạn ngạch châu Âu nào về tái bố trí người di cư từ Bắc Phi, mong muốn thỏa thuận Cotonou mới sẽ bao hàm vấn đề tiếp nhận lại những người di cư tiềm năng đến từ các nước châu Phi, Caribe, và Thái Bình Dương (ACP) không được lưu lại châu Âu và điều này phải được quan tâm nhiều hơn nữa.
Để đổi lấy chính sách hồi hương người di cư bất hợp pháp tốt hơn, các quan chức EU đã hứa sẽ nới lỏng cơ chế cho phép người di cư châu Phi di chuyển hợp pháp trên lãnh thổ châu Âu.
Tại hội nghị thượng đỉnh châu Âu tháng 6 vừa qua, thông cáo được các nhà lãnh thông qua nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét khái niệm với tên gọi "trung tâm khu vực cập bến".
Tuy nhiên, ý tưởng về xúc tiến các "khu vực cập bến" cho đến nay hầu như đã bị các nước châu Phi từ chối. Dẫn đầu là Morocco, nước đầu tiên bác bỏ khái niệm này tại hội nghị thượng đỉnh AU vào ngày 2/7, tức chỉ vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo EU nhất trí đưa ra ý tưởng này.
Ngoại trưởng Morocco Nasser Bourita nhận định đây là một giải pháp dễ dãi và không mang tính xây dựng. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo châu Phi đã thống nhất thành lập Đài quan sát người di cư và phát triển (OATD) của châu Phi, có trụ sở tại Rabat, và sẽ tập trung vào việc "làm hài hòa các chiến lược quốc gia" của các nước châu Phi và cải thiện khả năng tương tác với các đối tác.
Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo châu Phi cho đến nay vẫn từ chối chấp nhận các trung tâm mới, Chủ tịch Moussa Faki cho biết châu Phi sẵn sàng chịu trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng di cư, đồng thời lên án những "hành động không thể chấp nhận" chống lại người di cư châu Phi trên chính Lục địa đen.
Sau hơn ba năm Hội nghị thượng đỉnh EU-châu Phi không đạt được kết quả cụ thể nào về vấn đề di cư, có rất ít tín hiệu về khả năng thoát khỏi bế tắc trong 18 tháng đàm phán tiếp theo. Nhưng chắc chắn điều này sẽ không thể phá hỏng hoàn toàn mối quan hệ EU-AU. Việc "không có thỏa thuận" về di cư có thể ngăn cản các bên ký kết thỏa thuận Cotonou mới, nhưng tiến trình này sẽ không dễ bị chôn vùi.
Ông Carlos Lopes nói Cotonou có tiềm năng được mở rộng và nguy cơ không đạt được thỏa thuận là ít có khả năng xảy ra. Cho rằng vấn đề này hoàn toàn không giống như Brexit, ông Carlos Lopes bày tỏ tin tưởng nếu không đạt thỏa thuận từ nay tới năm 2020 thì vẫn luôn tồn tại khả năng mở rộng những gì đã có./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela đối mặt làn sóng người di cư
05:30' - 07/09/2018
Kể từ năm 2014 đến nay, khoảng 2,3 triệu người dân Venezuela đã rời bỏ đất nước để thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội trầm trọng tại quốc gia Nam Mỹ này.
-
Đời sống
Địa Trung Hải – Hành trình đầy nguy hiểm của người di cư
11:04' - 04/09/2018
Ngày 3/9, Liên hợp quốc cảnh báo kể cả khi số người di cư và tị nạn qua Địa Trung Hải vào châu Âu giảm mạnh, nguy cơ họ tử nạn trong hành trình đầy nguy hiểm này vẫn tăng lên đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát việc dân di cư ngoài kế hoạch
14:15' - 24/08/2018
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã làm việc với tỉnh Điện Biên về giải pháp ổn định dân di cư ngoài kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đối mặt với tình trạng người di cư bất hợp pháp tăng cao
11:56' - 08/08/2018
Ngày 7/8, truyền thông địa phương dẫn lời của lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cho hay số lượng những người tị nạn chạy trốn từ nước này sang châu Âu dự kiến sẽ tăng 60% trong năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Cơn đau đầu kéo dài của EU về vấn đề người di cư
06:00' - 27/07/2018
Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được sự đồng thuận về vấn đề tiếp nhận người tị nạn nhưng EU vẫn sẽ tiếp tục đau đầu vì vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.