Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Đà Nẵng tăng 4,3%
Đây là thông tin được Cục thống kê thành phố Đà Nẵng vừa công bố mới đây.
Theo đại diện Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2023 thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trước bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động phức tạp, khó lường. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2024 ước bằng 98,0% so với tháng trước và tăng 3,8% so với tháng cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhóm ngành chủ lực công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước lần lượt là (-2,3%) và (+5,1%); công nghiệp sản xuất và phân phối điện (-0,7%) và (+3,8%); cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm (+2,0%) và (+1,3%); hoạt động khai khoáng trong tháng giảm 15,2% so với tháng trước và chỉ bằng 18,6% so với tháng cùng kỳ năm 2023.
Cũng theo đại diện Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, dù cầu về đá xây dựng cho các công trình, dự án đang rất lớn nhưng để gìn giữ nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, thành phố đã đưa ra những chủ trương, biện pháp khá chặt chẽ đối với nhóm ngành hoạt động này, như: đưa ra định mức khối lượng được phép khai thác tối đa trong năm cho từng doanh nghiệp; kiểm tra, kiểm soát, gia hạn cấp phép khai thác... Đây là những nguyên nhân chính làm cho nhóm ngành khai khoáng giảm sâu trong những năm gần đây.
Tính chung 8 tháng, chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, có 3/4 nhóm ngành cấp 1 có mức tăng trưởng dương, gồm: sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 12,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,2%; ngành cung cấp 5 nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,5%; riêng hoạt động khai khoáng tiếp tục đà giảm (-43,9%) so với cùng kỳ năm 2023.
Trong các nhóm ngành công nghiệp, hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo mặc dù mức tăng chưa đạt được như kỳ vọng nhưng đã có những tín hiệu phục hồi khá tích cực, cụ thể trong 8 tháng năm 2024: ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị (+52,5%); dệt (+40,6%); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (+17,4%); sản xuất đồ uống (+15,9%)... Ở chiều ngược lại, một số ngành sản xuất hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn trong quá trình tìm đầu ra cho sản phẩm, có những ngành, hàng giảm sâu do đối tác lâu năm tạm ngưng ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên bị gián đoạn, điển hình ở một số nhóm ngành vẫn còn giảm mạnh so với cùng kỳ: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất phương tiện vận tải khác; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ...
Trong tháng 8, một số sản phẩm chủ lực có mức tăng cao so với cùng kỳ phải kể đến: bộ phận và các phụ tùng của máy tính; sơn và vẹc ni, tan trong môi trường không chứa nước; tôm đông lạnh; bộ lọc dầu/ xăng dùng cho động cơ đốt trong... Ở chiều ngược lại cũng có nhiều sản phẩm có mức giảm sâu trong tháng 8/2024 cụ thể như: đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người; bàn bằng gỗ các loại; lốp hơi mới bằng cao su loại dùng cho xe buýt, xe tải hoặc máy bay; bộ quần áo cho người lớn dệt kim hoặc đan móc; dược phẩm khác chưa được phân vào đâu...
Tính chung 8 tháng năm 2024, một số mặt hàng chủ lực đạt chỉ số tăng cao như: vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên (+78,6%); cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại (+76,7%); dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, tàu vũ trụ (+52,5%); bê tông trộn sẵn (+38,7%); bộ lọc dầu/ xăng dùng cho động cơ đốt trong (+37,8%); hộp và thùng bằng giấy nhăn và bìa nhăn; thịt cá đông lạnh... Đồng thời, một số sản phẩm có sản lượng giảm sâu so với cùng kỳ trong 8 tháng, cụ thể: đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người; gạch và gạch khối xây dựng bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo; đá xây dựng khác; bộ quần áo cho người lớn dệt kim hoặc đan móc... Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng 8 giảm 1,5% so với tháng 07 nhưng tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 8 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Đà Nẵng ước ước tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao, góp phần vào mức tăng chung như: sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (+202,3%); dệt (+32,4%) sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+22,2%); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (+9,1%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+9,1%); sản xuất thiết bị điện (+8,4%); sản xuất đồ uống (+5,9%)...
Bên 6 cạnh đó, một số mặt hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm đơn hàng nên khối lượng sản xuất và tiêu thụ trong 8 tháng năm 2024 vẫn ở mức giảm sâu, điển hình như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; in, sao chép bản ghi các loại...
Chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo tại thời điểm cuối tháng 8 ước tính tăng 4,5% so với tháng 7 và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023, đây là mức tăng tồn kho thấp nhất tính từ đầu năm 2024 đến nay. Trong đó, một số ngành nhờ có đơn hàng tiêu thụ thường xuyên, duy trì ổn định, đồng thời doanh nghiệp cân đối lại khối lượng sản xuất dựa trên đơn hàng thực tế nên mức tồn kho thấp hơn mức bình quân chung so với tháng cùng kỳ, điển hình như các nhóm ngành: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic... Một số ngành có mức tồn kho tăng cao, như: ngành dệt; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất xe có động cơ...
Chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp tháng 8 ước giảm 0,3% so với tháng trước nhưng tăng 4,3% so với tháng cùng kỳ năm 2023. Tính chung 8 tháng năm 2024 chỉ số sử dụng lao động tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lần lượt (+5,9%) và (+1,01%); khu vực ngoài nhà nước giảm 2,4%. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành có số lao động đông nhất, có chỉ số lao động tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng phát triển nghề cá bền vững để chống khai thác IUU
09:55' - 11/09/2024
Đà Nẵng xác định phát triển nghề cá bền vững là cốt lõi để chống khai thác IUU, thời gian qua Đà Nẵng thực hiện nhiều giải pháp nhằm xử lý dứt điểm những khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
13:45' - 10/09/2024
Thành phố đã xác định 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm với 2 phụ lục chi tiết về các nhiệm vụ liên quan đến thực hiện chính quyền đô thị và thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Công nghệ
Đà Nẵng phấn đấu trở thành Trung tâm vi mạch bán dẫn khu vực miền Trung
14:49' - 30/08/2024
Ngày 30/8, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sự kiện "Ngày vi mạch bán dẫn Đà Nẵng năm 2024" với sự góp mặt của gần 500 đại biểu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.