Chiến lược hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng năng lực sản xuất chất bán dẫn nội địa bằng cách tăng trợ cấp cho các công ty tham gia vào hoạt động sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Do chất bán dẫn được sử dụng trong mọi vật dụng có liên quan tới công nghệ, từ điện thoại di động cho đến hệ thống phòng thủ quân sự, việc mở rộng năng lực sản xuất nội địa của Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp nước này giảm nguy cơ phụ thuộc vào nguồn cung không ổn định từ bên ngoài, cũng như ngăn chặn rủi ro trở nên phụ thuộc quá mức vào một số quốc gia.
Trong hai năm 2021 và 2022, Chính phủ Nhật Bản đã dành hơn 1.000 tỷ yen (gần 7 tỷ USD) phát triển các nhà máy sản xuất chất bán dẫn. Động thái này giúp Nhật Bản “giữ chân” các công ty trong nước và quốc tế, vốn có thể lựa chọn những điểm đến hấp dẫn hơn để sản xuất chất bán dẫn. Tháng 5/2023, giám đốc điều hành cấp cao của bảy công ty chuyên sản xuất chất bán dẫn lớn của nước ngoài đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, để trao đổi quan điểm về việc mở rộng đầu tư vào Nhật Bản. Bước đi này được kỳ vọng là sẽ bảo đảm cho mục tiêu trở thành cơ sở sản xuất chất bán dẫn toàn cầu của cường quốc châu Á.Chất bán dẫn được xác định là “vật liệu quan trọng đặc biệt” giúp tăng cường khả năng của ngành công nghiệp Nhật Bản trong việc sản xuất chất bán dẫn truyền thống và các thiết bị, vật liệu sản xuất cần thiết. Với ưu tiên đó, Chính phủ Nhật Bản đã dành khoản ngân sách trị giá lên tới 368,6 tỷ yen (2,8 tỷ USD) để phát triển ngành công nghiệp này. Các biện pháp hỗ trợ dồi dào nhằm hướng tới việc duy trì sự hiện diện của Nhật Bản trong hệ sinh thái chất bán dẫn toàn cầu và thu hút thêm đầu tư từ khu vực tư nhân.Ngoài hỗ trợ tài chính, Tập đoàn Đầu tư Nhật Bản (JIC) - một quỹ trực thuộc chính phủ, do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản giám sát - đã thực hiện một bước đi quan trọng, bằng việc bỏ ra 900 tỷ yen (6,4 tỷ USD) để mua lại nhà máy sản xuất vật liệu chip JSR. JSR hiện nắm giữ khoảng 30% thị phần toàn cầu về chất cản quang cần thiết cho hoạt động sản xuất chất bán dẫn. Thương vụ mua bán và sáp nhập quy mô lớn cho phép JSR và JIC tái cơ cấu ngành vật liệu chất bán dẫn, tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty vật liệu bán dẫn Nhật Bản.Mặc dù Tokyo đã có rất nhiều nỗ lực, nhưng cần phải lưu ý rằng chỉ với duy nhất chính sách công nghiệp sẽ không đủ để giúp phục hồi ngành công nghiệp chất bán dẫn của Nhật Bản. Chính phủ nước này cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo các chính sách công nghiệp khác nhau đều góp phần vào sự thành công của ngành bán dẫn. Công việc này đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa các công ty chất bán dẫn và các công ty liên quan khác, xem xét thành công và thất bại của các nỗ lực chính sách công nghiệp cũng như nhanh chóng sửa đổi chính sách nếu cần.Chiến lược bán dẫn của Chính phủ Nhật Bản cũng nhấn mạnh đến việc củng cố nền tảng công nghệ bán dẫn thế hệ tiếp theo, thông qua hợp tác quốc tế. Các quốc gia định hướng công nghệ khác, bao gồm các nước châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ, đang đưa ra nhiều chính sách xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt. Đây là thời điểm thích hợp để Nhật Bản theo đuổi hợp tác với các nước này.Vào tháng 12/2022, Nhật Bản đã thành lập Trung tâm Công nghệ Bán dẫn Tiên tiến (LSTC), được hỗ trợ bởi các viện nghiên cứu công cộng ở Nhật Bản và một số trung tâm R&D dành cho các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tại LSTC, các nhà nghiên cứu sẽ cùng nhau khám phá các công nghệ mới tạo ra chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, dựa trên nhu cầu của các ngành công nghiệp nội địa và quốc tế. Dự kiến Trung tâm Công nghệ Bán dẫn Quốc gia và Trung tâm Vi điện tử Liên trường (IMEC) cũng sẽ hợp tác với LSTC về các công nghệ bán dẫn tiên tiến.
Ngoài ra, Viện Khoa học Công nghiệp và Công nghệ Tiên tiến Quốc gia Nhật Bản cũng đang hợp tác với các công ty chất dẫn trong và ngoài nước về một dự án ra mắt dòng chip mới đột phá 2-nanometre. Các nhà khoa học của viện này đồng thời đang hợp tác với Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) để phát triển công nghệ đóng gói chất bán dẫn 3D tiên tiến. Những dự án hợp tác nói trên thể hiện tham vọng của chính phủ Nhật Bản trong việc bắt kịp các nhà lãnh đạo toàn cầu, hiện đang đi trước Nhật Bản khoảng 10 năm về năng lực công nghệ sản xuất chip.Chính phủ Nhật Bản cũng đã thành lập Rapidus, một trung tâm sản xuất hàng loạt chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, với sự hợp tác của hai “gã khổng lồ” công nghệ IBM và IMEC. Rapidus đã nhận được hỗ trợ tài chính 330 tỷ yen (2,3 tỷ USD) từ chính phủ Nhật Bản cho hai năm 2022 và 2023. Công ty đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất chất bán dẫn 2 nanomet vào năm 2027.Nhưng cho đến nay Rapidus chưa từng xây dựng và vận hành một cơ sở chế tạo chip nào, nên rất có thể sẽ phải mất thời gian để công ty khám phá được các tiềm năng của mình. Vẫn phải chờ xem liệu mô hình kinh doanh của Rapidus, dựa trên R&D và duy trì bằng doanh thu bán hàng, có hoạt động hay không.Nhìn lại quá khứ, giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2000, rất nhiều dự án nghiên cứu chung, tương tự như LSTC, đã được chính phủ Nhật Bản triển khai. Những sáng kiến này ban đầu mang lại lợi ích cho ngành bán dẫn trong nước. Nhưng về lâu dài, các công ty bán dẫn Nhật Bản trở nên kém đa dạng hơn, do việc tiêu chuẩn hóa công nghệ và nâng cấp công nghệ giữa các công ty.Sự thiếu đa dạng của các nhà sản xuất chất bán dẫn Nhật Bản khiến các công ty gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi trong môi trường cạnh tranh. Để áp dụng những bài học rút ra từ các sáng kiến trước đây của chính phủ Nhật Bản, LSTC sẽ cần được lãnh đạo bởi một nhóm công ty bán dẫn đa dạng của Nhật Bản, hoạt động linh hoạt và không bị ràng buộc quá nhiều bởi các mục tiêu nghiên cứu cụ thể.Chính sách bán dẫn mới của Chính phủ Nhật Bản nhằm mục đích đóng một vai trò quan trọng trong việc hồi sinh hệ sinh thái bán dẫn của nước này. Để đảm bảo chiến lược thành công, Tokyo cần tiếp tục theo đuổi các chính sách dài hạn và đầu tư hơn nữa, nhằm xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu linh hoạt. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cũng sẽ cần hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan và linh hoạt trong việc điều chỉnh chính sách của mình.Ngoài hỗ trợ tài chính, Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện cách tiếp cận nhiều mặt để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành bán dẫn. Hợp tác quốc tế, thành lập các trung tâm R&D và phát triển nguồn nhân lực đều được đặt lên bàn đàm phán. Những nỗ lực này được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản xây dựng vị thế vững chắc hơn và góp phần phục hồi kinh tế trong và ngoài nước./.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30'
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.