Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 bổ sung những khía cạnh mới
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 là cần thiết nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2012-2020 và cập nhật, phản ánh xu thế, bối cảnh trong nước, quốc tế mới.
Trong chiến lược này phải kể đến việc Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững, Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
Để xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung đề nghị các đơn vị thuộc bộ cần thực hiện các nhóm nội dung chính như: cần bổ sung một số khía cạnh mới trong chiến lược, bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc các quan điểm của chiến lược giai đoạn 2012-2020.
Cụ thể, cần bổ sung các khía cạnh về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số và một số nội dung xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất xây dựng giải pháp triển khai chiến lược theo 2 nhóm có tính xuyên suốt và theo ngành ưu tiên để xác định rõ trọng tâm và tăng hiệu quả huy động nguồn lực.Việc lựa chọn ngành ưu tiên dựa trên các tiêu chí về đóng góp của ngành đối với phát triển kinh tế - xã hội, tỷ trọng phát thải khí nhà kính và đánh giá việc thực hiện chiến lược giai đoạn 2012-2020.
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 các quy định, hướng dẫn cụ thể, có tính ràng buộc cao hơn trong thực hiện, biện pháp xử lý sau giám sát và quy định thẩm quyền, trách nhiệm của các bên liên quan trong giám sát, đánh giá.Hoạt động giám sát, đánh giá được thực hiện căn cứ trên “Bộ chỉ tiêu thống kê” được ban hành kèm theo chiến lược 2021-2030…
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được ban hành cuối năm 2012 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và triển khai cụ thể qua Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 ban hành năm 2014 (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014).Chiến lược gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động, với sự phân định trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức chủ trì và phối hợp thực hiện.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cho biết, việc thực hiện chiến lược đã đi đúng hướng, triển khai khá toàn diện. Tăng trưởng xanh từ chủ trương chiến lược đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật thể hiện ở các nội dung xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức.Một số mục tiêu chiến lược đã đạt được, mảng đầu tư xanh đã dần chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu đầu tư phát triển cả công và tư.
Mặc dù việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2012-2020 đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế. Đó là chiến lược thiếu định hướng và lộ trình khả thi cho các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và huy động nguồn lực do phương pháp luận chưa toàn diện. Cùng với đó, nhiều mục tiêu của chiến lược hiện đang giao thoa và chưa định lượng được; việc huy động nguồn lực thực hiện tăng trưởng xanh mới chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn lực nhà nước và ODA; các hoạt động thực hiện tăng trưởng xanh mới chỉ mang tính tự nguyện, thiếu quy định bắt buộc và chế tài trong giám sát, đánh giá. Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới cho thấy tăng trưởng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu với nhiều sáng kiến và cam kết quốc tế, như các mục tiêu phát triển bền vững 2030 và Thỏa thuận Paris về giảm phát thải khí nhà kính.Những tiến bộ của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian qua làm xuất hiện những xu thế mới như việc tăng đầu tư vào hoạt động sản xuất xanh và sản phẩm công nghệ cao, chính phủ số, đô thị thông minh… Đặc biệt, phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng “phục hồi xanh” đang được nhiều quốc gia thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch COVID-19./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Tăng trưởng thương mại quốc tế của Trung Quốc hỗ trợ kinh tế toàn cầu
21:10' - 10/03/2021
Nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế nhận định việc duy trì đà tăng trưởng ngoại thương tháng 1-2/2021 của Trung Quốc sẽ tạo thêm niềm tin cho đối tác thương mại cũng như sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Công bố Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2021
15:49' - 10/03/2021
Bảng xếp hạng FAST500 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report, công bố chính thức lần đầu tiên vào năm 2011.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản điều chỉnh hạ mức tăng trưởng kinh tế quý IV/2020
12:59' - 09/03/2021
Chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy, kinh tế nước này trong quý IV/2020 (từ tháng 10-12/2020) tăng trưởng 11,7% so với quý trước đó, thấp hơn mức dự báo 12,7% đưa ra trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 6% trong năm 2021
12:03' - 05/03/2021
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 trên 6% và cam kết tạo thêm nhiều việc làm tại các thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp giữ đà tăng trưởng cho xuất khẩu trong dài hạn
16:59' - 04/03/2021
Mặc dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
11:40' - 15/12/2020
CIEM đề xuất các giải pháp lồng ghép các mục tiêu chương trình nghị sự 2030 liên quan đến trẻ em, phụ nữ và tăng trưởng xanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hai huyện của tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới
21:11' - 21/03/2025
Ngày 21/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định số 654/QĐ-TTg và 655/QĐ-TTg công nhận huyện Tân Hồng và huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án chờ mặt bằng, tiền chờ giải ngân
21:10' - 21/03/2025
Lý giải về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, sở, ngành, doanh nghiệp dự án ở Lạng Sơn cho rằng, nguyên nhân chính là do chậm giải phóng, bàn giao mặt bằng, vướng thủ tục đầu tư, quyết toán.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 64.400 tỷ đồng đầu tư dự án lấn biển Cần Giờ
20:16' - 21/03/2025
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 64.425 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Vietnam Airlines điều chỉnh lịch khai thác do sự cố hoả hoạn tại sân bay Heathrow (Anh)
20:08' - 21/03/2025
Do ảnh hưởng sự cố hoả hoạn tại sân bay Heathrow (Anh) ngày 21/3, chuyến bay VN55 hành trình Hà Nội - London phải chuyển hướng hạ cánh sân bay Munich (Đức).
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Pháp đặc biệt quan tâm đến Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
19:23' - 21/03/2025
Đây là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên triển khai tại Việt Nam, với quy mô lớn, áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tích hợp nhiều chuyên ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hơn 250 tỷ đồng từ đấu giá 33 thửa đất tại Mê Linh
19:22' - 21/03/2025
Các thửa đất có diện tích từ 100 - 198 m2, nằm ở vị trí đắc địa, có giao thông thuận lợi nên thu hút được nhiều khách hàng tham gia đấu giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ bất cập chính sách, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
19:20' - 21/03/2025
Đến nay, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam gồm khoảng 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp khoảng hơn 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Người đứng đầu Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga
19:19' - 21/03/2025
Thủ tướng đề nghị Tatarstan xem xét xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Kamaz tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến sẽ có khoảng 20 tuyến xe buýt kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất
18:39' - 21/03/2025
Khi Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có khoảng 20 tuyến xe buýt kết nối với sân bay.