Chiến thắng của phe đối lập tác động gì tới kinh tế Malaysia?
Sau chiến thắng vang dội của Liên minh Hi vọng (PH) đối lập nhằm chấm dứt 61 năm cầm quyền liên tục của Mặt trận Quốc gia (BN) tại cuộc bầu cử Hạ viện Malaysia lần thứ 14 vào ngày 9/5 vừa qua, điều mà nhiều người quan tâm là cơn chấn động chính trị đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế Malaysia?
Năm 2017, kinh tế Malaysia đã hồi phục mạnh mẽ và đạt tốc độ tăng trưởng là 5,9%. Theo dự báo của ngân hàng trung ương Malaysia, tăng trưởng kinh tế năm nay của nước này sẽ dao động trong khoảng 5,5% - 6%. Vấn đề là phần lớn sự hồi phục kinh tế Malaysia là do xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp tới 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Tuy nhiên, trong bối cảnh những căng thẳng thương mại đang bao trùm kinh tế thế giới, nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu như Malaysia sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức.
Dù vậy, khi nhìn vào quá trình tranh cử của PH, hãng đánh giá tín dụng quốc tế Moody’s thấy PH thiếu đi những cam kết tranh cử chi tiết, trong khi một số cam kết tranh cử như xóa bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) ngay trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên có thể khiến Malaysia đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn (Hiện nay, thâm hụt ngân sách của Malaysia đang ở mức khoảng 3% GDP). Khi tại vị, ông Najib từng công khai nói rằng việc xóa bỏ GST sẽ làm tăng nợ quốc gia thêm 416 tỷ ringgit (105 tỷ USD). Đó là chưa nói tới việc khi tranh cử PH còn cam kết khôi khục trợ cấp xăng dầu, tăng lương tối thiểu… Như vậy, nếu bỏ GST, thêm phúc lợi cho người dân mà không có biện pháp bù đắp nào khác, nền tảng ngân sách của chính phủ sẽ bị thu hẹp lại và kinh tế Malaysia sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào thu nhập từ dầu mỏ. Đầu tư cũng là một câu chuyện đáng chú ý. Trả lời phỏng vấn tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong (Trung Quốc) hồi đầu tháng 4/2018, ông Mahathir không ngần ngại chỉ rõ nếu như các công ty Trung Quốc hoạt động ở Malaysia thuê người bản địa, mang vốn và công nghệ tới thì họ sẽ được hoan nghênh. Nhưng tình hình hiện nay hoàn toàn không phải như vậy. Tuy nhiên, theo hãng nghiên cứu phân tích kinh tế vĩ mô độc lập Capital Economics Ltd., nếu (chính quyền PH) chĩa mũi nhọn vào sự can dự của Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Malaysia, dẫn tới sự ngưng trệ của những dự án liên quan, nước này sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh mẽ về đầu tư.Đối với chính sách tiền tệ, từ đầu năm tới nay, đồng ringgit của Malaysia đã tăng 2,5% so với đồng USD, được đánh giá là đồng tiền có biểu hiện tốt nhất trong số những thị trường mới nổi ở châu Á. Mặc dù tuần tới thị trường tài chính Malaysia mới mở cửa trở lại sau những ngày nghỉ sau bầu cử, nhưng giao dịch bên ngoài biên giới nước này cho thấy đồng ringgit đang đứng trước áp lực mất giá rất lớn.Và điều mà các nhà đầu tư mong muốn và cũng nhằm đảm bảo kiểm soát tốt dòng chảy của vốn là chính quyền mới ở Malaysia cần đảm bảo tính liên tục của chính sách tiền tệ. Trong một phát biểu được hãng tin Bloomberg dẫn lời, chuyên gia kinh tế Chua Hak Bin thuộc Trung tâm nghiên cứu Maybank Kim Eng ở Singapore cho rằng ngân hàng trung ương Malaysia cần phải có sự độc lập đủ để chính sách không bị thay đổi.
Các thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Malaysia đang trong kỳ nghỉ sau bầu cử, trong khi người dân Malaysia vui mừng với kết quả bầu cử. Nhưng theo trưởng bộ phận chiến lược thị trường thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia ở Singapore, đối với các nhà đầu tư quốc tế, điều đó có nghĩa họ phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn.Dường như cảm nhận được nỗi bất an đó, trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi nhậm chức Thủ tướng vào tối 10/5, ông Mahathir cho biết chính phủ mới sẽ nỗ lực hết sức để giữ ổn định đồng ringgit và mong muốn thông qua các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng kinh tế Malaysia.
“Chúng tôi hy vọng nhìn thấy sự náo nhiệt trên thị trường chứng khoán và sẽ có thêm nhiều vốn rót vào thị trường chứng khoán. Hy vọng rằng chúng tôi có thể làm được. Chúng tôi có rất nhiều chuyên gia kinh tế và tài chính, đương nhiên, tôi không phải là chuyên gia trên lĩnh vực này, nhưng tôi là người biết lắng nghe, sẽ nghe ý kiến của họ”, ông Mahathir cho biết thêm.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia đẩy mạnh điều tra vụ 1MDB
10:10' - 18/05/2018
New Straits Times ngày 17/5 đưa tin Hội đồng Những người xuất chúng của Malaysia đã thành lập một ủy ban riêng nhằm xem xét các vấn đề liên quan đến quỹ đầu tư nhà nước Malaysia (1MDB).
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia quyết tâm thu hồi tiền tham nhũng chảy ra nước ngoài
07:55' - 17/05/2018
Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết, dù chưa xác định được số tiền sẽ thu hồi là bao nhiêu, nhưng chỉ tính riêng lượng tiền bẩn từ Malaysia chảy sang Mỹ đã lên tới 4,5 tỷ USD (khoảng 17,8 tỷ ringgit).
-
Doanh nghiệp
Từ ngày 1/6, Malaysia xóa bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ
19:21' - 16/05/2018
Thực hiện đúng lời hứa khi tranh cử, chính quyền của tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vừa quyết định từ ngày 1/6 tới sẽ xóa bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ (SGT).
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia công bố nhiều ưu đãi cho người lao động
19:08' - 01/05/2018
Nhân Ngày Quốc tế lao động 1/5, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã công bố 5 quà tặng dành cho người lao động nước này nhằm ghi nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển của đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.