Chiến tranh mạng – Mối đe dọa trong thời đại mới (Phần 2)
Bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ mang lại, nó cũng tạo ra một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia như các mạng xã hội hiện đang tồn tại ở nhiều nước hiện nay. Mạng xã hội hay truyền thông xã hội đã mang đến một cuộc cách mạng mà đã góp phần thay đổi nhiều khái niệm cơ bản của ngành truyền thông.
Các trang mạng xã hội đã ngày càng trở thành những công cụ vận động chính trị có tác động mạnh và là một phương tiện quan trọng góp phần làm thay đổi đời sống chính trị. Vì những khả năng có thể thực hiện trong chiến tranh mạng, các công cụ hay phương thức nêu trên cũng có thể gây tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, từ đó ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Cùng với sự trỗi dậy gần đây của chủ nghĩa dân túy ở nhiều nước trên thế giới, một trong những chiến thuật tác chiến trên không gian mạng cũng thường hay được áp dụng đó là việc lan truyền hay phát tán tin giả thông qua nhiều hoạt động, gây ra nhiều hậu quả ở mức độ khác nhau.Theo chuyên gia an ninh Mohamed Abdel Wahed, nhiều nhóm khủng bố và các nước tài trợ cho chúng đã sử dụng những công cụ như vậy đặc biệt là các công nghệ để đánh cắp thông tin để thâm nhập vào các hoạt động xã hội hay các trang mạng xã hội để reo rắc những tư tưởng cực đoan cũng như truyền bá hình ảnh và các hoạt động của chúng. Các tổ chức khủng bố đã phát hiện thấy các công nghệ liên quan đến mạng xã hội đã trở thành những công cụ thuận tiện để liên lạc với các thành viên của tổ chức dù những đối tượng này ở bất cứ đâu. Chúng cũng có thể sử dụng mạng xã hội để tuyển mộ thêm các thành viên mới cũng như mở rộng phạm vi hoạt động. Nguy hiểm hơn, các nhóm khủng bố cũng sử dụng các trang mạng xã hội để huấn luyện các thành viên lên kế hoạch, chế tạo vật liệu nổ… để tiến hành các vụ tấn công khủng bố. Mạng xã hội đã trở thành những kênh liên lạc hiệu quả những đối tượng này. Mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã sử dụng mạng xã hội vào những mục đích nêu trên. Tuy nhiên, các trang mạng xã hội hay các ứng dụng chạy trên Internet đang được hàng tỷ người sử dụng mỗi ngày cũng được coi là “những mảnh đất màu mỡ” đối với các cơ quan tình báo nước ngoài, đặc biệt vì những kẽ hở trong bảo mật thông tin của người dùng mạng xã hội qua điện thoại di động ngày càng lớn. Tình báo các nước đã phát hiện thấy nhiều cơ hội để tung tin giả và tin đồn trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, WhatsApp hay Instagram, vốn đang được lan truyền với tốc độ “chóng mặt” mỗi ngày. Thực tế, người sử dụng các trang mạng xã hội thoải mái viết, công bố hay đưa ra những tin tức, thông tin và những ý tưởng, kể cả những thông tin giả, tin đồn, hay thông tin chưa được kiểm chứng mà có rất ít những quy định hạn chế hành động này.Theo nhà báo đồng thời là chuyên gia phân tích Amina Khairy, “bản chất của chiến tranh mạng là cuộc chiến bất đối xứng. Những chiến binh đơn lẻ có thể phát hiện và khai thác những lỗ hổng nhỏ trong các hệ thống phòng thủ lớn của cả quốc gia và phá hủy chúng một cách nhanh chóng”. Trong bài phân tích trên tuần báo Al-Ahram số ra mới đây, bà Khairy chỉ rõ, điều đáng lo ngại là những thành tựu về công nghệ, trí tuệ nhân tạo cho phép tạo ra những đoạn ghi âm hay hình ảnh như thật, giống như bất kỳ nhà lãnh đạo nào trên thế giới. Một cuộc chiến tranh mạng có quy mô tổng lực có thể được triển khai chỉ bằng một cú kích chuột máy tính.Những nguy cơ và hiểm họa liên quan đến an ninh mạng đã khiến nhiều quốc gia tăng cường và siết chặt quản lý không gian mạng cũng như các trang mạng xã hội. Vấn nạn tin giả đã đặt ra nhiều thách thức cả về công nghệ kiểm soát, ngăn chặn cũng như những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề tự do ngôn luận. Đây chính là thách thức đang đặt ra đối với nhà chức trách ở nhiều nước trên thế giới khi “buông cũng không mà quản cũng không xong”. Theo bà Khairy, nhiều nước trên thế giới hiện đã bắt đầu “kiểm soát” Internet với những quy định đối với cả các nhà cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng. Ngoài ra, bà Khairy cho biết thêm, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến an ninh mạng và nhiều người lo ngại trước những hiện tượng, biểu hiện quá khích trên không gian mạng. Bà Khairy cho rằng việc tăng cường quản lý Internet bằng những biện pháp phù hợp là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.Mới đây, Ai Cập đã ban hành luật chống tội phạm mạng và công nghệ cao. Luật được ban hành nhằm đấu tranh và ngăn chặn những đối tượng tội phạm hoạt động trên không gian mạng, các tổ chức khủng bố, cực đoan sử dụng Internet để tiến hành các vụ tấn công khủng bố. Luật đề ra những quy định quản lý không gian mạng, trong đó có các nội dung được đưa lên truyền thông xã hội cũng như các hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Theo tuần báo Al-Ahram, Bộ Quốc phòng Anh đã triển khai chương trình mang mật danh tên “CyberFirst” với hơn 2.000 học viên quân sự được đào tạo mỗi năm để có đầy đủ các kỹ năng và kiến thức để trở thành các chuyên gia an ninh mạng. London sẽ đầu tư hơn 1 triệu USD mỗi năm cho chương trình này, giúp các học viên được trang bị các kỹ năng, kiến thức để bảo vệ các hệ thống kết nối trên Internet, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Dự kiến, số lượng học viên sẽ lên tới khoảng 60.000 người vào năm 2024 và “họ sẽ được trang bị đầy đủ về các vấn đề liên quan đến an ninh mạng”. Có thể thấy, chiến tranh mạng và những hậu quả khôn lường của nó đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của nhiều nước trên thế giới hiện nay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
FBI cảnh báo nguy cơ khủng bố bằng máy bay không người lái để mở cuộc tấn công
08:16' - 12/10/2018
Ngày 11/10, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cảnh báo nguy cơ các nhóm khủng bố sẽ tìm cách dùng máy bay không người lái để mở cuộc tấn công trên lãnh thổ Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp Việt Nam và Israel kết nối hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng
19:53' - 30/07/2018
Hội thảo “Israel – quốc gia hàng đầu về an ninh mạng” nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kết nối hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Israel đã diễn ra chiều 30/7.
-
Doanh nghiệp
Luật An ninh mạng: Căn cứ pháp lý để công dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình
17:59' - 13/07/2018
Luật An ninh mạng được ban hành để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về bảo về an ninh mạng trong tình hình hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Sự cần thiết của Luật an ninh mạng
16:29' - 05/07/2018
Đông Nam Á đang được coi là "điểm nóng" về nguy cơ an ninh mạng trong bối cảnh khu vực này có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới với khoảng 330 triệu người thường xuyên truy cập mạng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga mở rộng danh sách cấm thị thực đối với EU
22:47'
Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này đã đáp trả gói trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Nga rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu
19:39'
Theo hãng tin TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký ban hành đạo luật chấm dứt sự tham gia của Nga trong Thỏa thuận khung và Nghị định thư về Chương trình môi trường hạt nhân đa phương (MNEPR).
-
Kinh tế Thế giới
Sương mù làm gián đoạn hoạt động của một số sân bay lớn ở Anh
19:00'
Hành khách tại một số sân bay bận rộn nhất Vương quốc Anh đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn trên diện rộng do sương mù.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu ấn đáng nhớ trên thị trường tài chính thế giới
14:21'
Năm 2024 đã chứng minh sức hút mạnh mẽ của thị trường tài chính với những kỷ lục lịch sử và sự tăng trưởng vượt bậc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Số người vô gia cư đạt kỷ lục mới vào năm 2024
14:11'
Cuộc khảo sát mới nhất của LendingTree cho thấy có tới 36% người Mỹ đã vay nợ trong kỳ nghỉ lễ này, tăng so với mức 34% của năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Những ưu tiên hàng đầu của Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok
11:19'
Quyền Tổng thống Choi Sang Mok khẳng định ưu tiên của chính phủ hiện nay là bảo đảm an ninh quốc gia, duy trì ổn định đời sống người dân, bảo vệ trật tự công cộng và củng cố nền kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ đề nghị tạm hoãn lệnh cấm TikTok
09:09'
Đề nghị trên được đưa ra trong bối cảnh TikTok và chính quyền của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đệ trình những bản tường trình đối lập lên tòa.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Đường sắt cao tốc tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội
18:49' - 27/12/2024
Những đặc điểm nổi trội của đường sắt cao tốc như đúng giờ, vận chuyển hành khách chuyên dụng…, đã giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách về thời gian và không gian.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Lạm phát ở Tokyo tăng tốc
18:42' - 27/12/2024
Theo dữ liệu công bố ngày 27/12, lạm phát lõi tại Tokyo, Nhật Bản tăng tốc vào tháng 12 trong khi lạm phát dịch vụ vẫn ổn định, duy trì kỳ vọng của thị trường về đợt tăng lãi suất trong thời gian tới.