Chiến tranh thương mại: Gậy ông đập chính Mỹ (Phần 2)
Cần ghi nhận rằng người Trung Quốc hiểu được toàn bộ rủi ro mạo hiểm phải đối mặt. Đối với họ, khủng hoảng mới là thứ hoàn toàn không được hoan nghênh bởi nó có thể giáng đòn mạnh, cụ thể là vào tầng lớp trung lưu Trung Quốc”.
Mức tổn thất trực tiếp đối với nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc sẽ xấp xỉ bằng nhau, các chuyên gia dự đoán. Tuy nhiên, khối lượng, quy mô và kích thước mạo hiểm rủi ro song hành có thể là vấn đề nghiêm trọng đối với Trung Quốc.Còn Mỹ có hệ thống tài chính phát triển hơn nhiều, nền kinh tế Mỹ định hướng nhiều vào thị trường tài chính thế giới hơn là kinh tế Trung Quốc. Từ góc độ quan điểm này, Trung Quốc có tiềm năng tìm kiếm sự nhân nhượng và giải pháp có thể chấp nhận được.
Trong khi đó, chuyên gia Ekaterina Sharapova từ Viện MGIMO nhận định rằng hệ quả căn bản của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trong ngắn hạn và trung hạn là sự thay đổi của toàn bộ hệ thống thương mại thế giới. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các quy định và nguyên tắc đã được thiết lập của nền thương mại toàn cầu.
Ở một góc nhìn khác, trong triển vọng gián tiếp lâu dài, cuộc chiến thương mại này có thể giúp thúc đẩy sự chuyển hóa của nền kinh tế Trung Quốc, các chuyên gia dự đoán. Tức là, chuyển đổi tiêu dùng nội địa thành động cơ chính của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo ứng nghiệm.
Cuộc chiến thương mại ở một mức độ nhất định có khả năng đẩy nhanh tất cả các tiến trình này trong nền kinh tế Trung Quốc. Điếu đó sẽ là tác nhân kích thích bổ sung. Trung Quốc hiện nay không thể đáp ứng hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm công nghệ Mỹ, bởi phụ thuộc vào công nghệ từ Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Về thuế nhập khẩu nguyên liệu năng lượng và sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ, thì một mặt, Trung Quốc còn có những kênh cung cấp khác, kể cả từ Nga. Hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô cũng có thể góp phần phát triển năng lượng thay thế ở Trung Quốc. Các biện pháp đối xứng của Trung Quốc quả thực là theo từng điểm. Những biện pháp như vậy chỉ được áp dụng trong những ngành đủ sức tự túc không cần đến nguồn cung cấp từ Mỹ. Các quan sát viên cũng ghi nhận rằng chính sách thuế quan đáp trả của Trung Quốc định hướng vào các sản phẩm từ các bang của nước Mỹ đã ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.Trong số các sản phẩm chịu thuế có đậu nành, ngô, lúa mì, gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và rau. Trong năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp Mỹ lên tới 24,1 tỷ USD, chiếm khoảng 19% tổng khối lượng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc với 125,86 tỷ USD.
Theo dữ liệu của Bloomberg Intelligence, tổng giá thành than của Mỹ xuất sang Trung Quốc năm 2017 là khoảng 395 triệu USD. Trong đó, khoảng 90% là than đá. Ngày nay, Trung Quốc là nước chủ chốt tiếp nhận dầu mỏ của Mỹ. Với hoạt động mua dầu, Trung Quốc giúp kích thích tăng trưởng xuất khẩu từ Mỹ. Chỉ riêng trong tháng 3/2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 18,4 triệu thùng dầu và sản phẩm dầu mỏ của Mỹ. Thực tế đó khiến Trung Quốc chiếm ngôi khách hàng lớn thứ 3 sau Mexico và Canada. Thế nhưng, đối với Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, dầu mỏ của Mỹ chỉ chiếm phần nhỏ trong cán cân năng lượng. Các nhà cung cấp lớn nhất là Saudi Arabia và Nga. Trong tương quan này, các quan sát viên cho rằng biện pháp đối phó của Trung Quốc có thể gây tác động “đau đớn” đến các mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu của Mỹ.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Pháp ủng hộ dự án Con đường Tơ lụa Thế kỷ 21 của Trung Quốc
09:00' - 24/06/2018
Ngày 23/6, phát biểu tại Thượng Hải trong khuôn khổ chuyến công du Trung Quốc, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố Pháp ủng hộ dự án Con đường Tơ lụa Thế kỷ 21
-
Kinh tế Thế giới
Ba ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
06:30' - 24/06/2018
Sau nhiều vòng đàm phán thương mại, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một số nhận thức chung liên quan. Tuy nhiên, vấn đề thâm hụt thương mại chỉ là hiện tượng bên ngoài mà thôi.
-
Chứng khoán
Phố Wall chứng kiến tuần giao dịch ảm đạm do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
12:21' - 23/06/2018
Mặc dù chỉ số Dow Jones và S&P 500 đảo chiều đi lên trong phiên cuối tuần nhưng tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng đã khiến Phố Wall khép lại một tuần giao dịch khá thất vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung "ăn miếng trả miếng"
05:30' - 23/06/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/6 đã thông báo áp mức thuế 25% đối với các mặt hàng trị giá lên tới 50 tỷ USD của Trung Quốc, với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ trước giờ G: Lựa chọn nào cho các đối tác?
16:00' - 07/07/2025
Ông Trump sẽ bắt đầu gửi thư thông báo mức thuế quan và thỏa thuận thương mại tới các quốc gia khác vào 12h trưa 7/7 (tức 23h cùng ngày theo giờ Việt Nam).
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28' - 07/07/2025
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26' - 07/07/2025
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12' - 07/07/2025
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.