Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 4: Đối sách cho xuất nhập khẩu
Xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung ngày càng gia tăng đã khiến nhiều ý kiến lo ngại cuộc chiến này sẽ tác động đến thương mại quốc tế nói chung và xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng.
Trước diễn biến này, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt các diễn biến mới và có những bước đi kịp thời.
*Tư thế mắc kẹt
Bộ Công Thương cho biết, thời gian gần đây mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng trưởng song tốc độ tăng không cao như cùng kỳ năm trước do sự suy giảm của thương mại toàn cầu, đặc biệt là những ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vốn là 2 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Cụ thể, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có dấu hiệu suy giảm khi giảm 4,3% trong quý I vừa qua.
Theo giới phân tích, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang là điểm nóng toàn cầu khiến Trung Quốc đẩy mạnh chính sách xuất khẩu sang các nước thứ 3; trong đó có Việt Nam để trốn thuế và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nội địa. Điều này đồng nghĩa với việc xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ bị giảm sút và tăng tỷ lệ nhập siêu từ thị trường này.
Trong lĩnh vực thương mại, xem xét kỹ danh mục các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc chịu áp thuế 25%. Một số ngành, lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thể được hưởng lợi như hàng tiêu dùng (hàng may mặc, giày dép, thủy sản, nông sản, đồ gỗ, điện tử, điện thoại và linh kiện …).
Mặt hàng tư liệu sản xuất, hàng công nghiệp, sắt thép... là lĩnh vực chịu thuế suất 25% nhưng lượng xuất khẩu những hàng hóa này của Việt Nam sang Mỹ chiếm tỉ trọng rất nhỏ (chỉ khoảng 0,5-1,5% tổng nhập khẩu những mặt hàng này của Mỹ).
Như vậy, để có thể được hưởng lợi từ các mặt hàng này, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động thông tin, tìm ra những lợi thế để khai thác, tranh thủ cơ hội để chiếm lĩnh thị phần. Mặt khác, cần tập trung vào cải cách cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế có độ mở thương mại hàng đầu khu vực. Vì vậy, nếu tổng cầu giảm sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu bởi đây là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Hơn nữa, với các mức thuế suất cao, giá hàng hóa nhập khẩu từ mỗi nước có thể tăng, khiến giá những mặt hàng đó nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng lên.
Đáng lưu ý, với vị trí địa lý gần gũi nên hàng hóa dư thừa của Trung Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác và nhiều khả năng Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp sang Việt Nam.
Đồng thời, khi Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, sẽ phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc sẽ giảm và nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng lên.
Không những thế, điều này có thể dẫn tới nguy cơ hàng hóa Trung Quốc tràn sang các nước khác để "mượn" xuất xứ sẽ gia tăng.
Nhận thức rõ vấn đề này, Bộ Công Thương, đặc biệt là Cục Xuất Nhập khẩu đã tăng cường kiểm tra ngay từ khi cấp C/O và sau khi cấp, phân luồng để xác định các mặt hàng và doanh nghiệp có độ rủi ro cao, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận xuất xứ.
Cùng với đó, không thể loại trừ khả năng một lượng doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị phá sản khiến bộ phận lao động mất việc làm và sang các vùng biên giới, đặt ra cho Việt Nam những vấn đề cần lưu tâm về an ninh, xã hội.
*Chủ động ứng phó
Theo dự đoán của các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tác động đến Việt Nam từ năm 2018 và sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2020 - 2021.
Do vậy, để có đối sách phù hợp, các chuyên gia cho rằng Bộ Công Thương cần theo dõi sát sao diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dự báo các kịch bản có thể xảy ra để có các phản ứng chính sách phù hợp.
Cùng đó, Bộ chú trọng thúc đẩy phát triển thị trường trong nước thông qua triển khai các chương trình, hoạt động để xúc tiến thương mại trong nước, như các chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", “Tự hào hàng Việt Nam”. Đây cũng là xu hướng mà đa phần các quốc gia trên thế giới đang thực hiện.
Từ khía cạnh doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, phải theo dõi sát sao tình hình thị trường và chuẩn bị sẵn sàng việc điều chỉnh sản xuất, kinh doanh, nguồn cung và thị trường một cách linh hoạt.
Mặt khác, doanh nghiệp cần chủ động tìm thêm hướng xuất khẩu ổn định và thuận lợi hơn; tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ có với các thị trường tiềm năng khác ngoài Mỹ và Trung Quốc.
Riêng với các doanh nghiệp bán hàng trong nước phải tập trung nhiều hơn tới thị trường nội địa; giành thị phần và niềm tin của người tiêu dùng trong nước.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ, đầu tư vào công nghệ sản xuất, quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo được nội lực, sức mạnh giúp doanh nghiệp tồn tại và vượt qua mọi khó khăn, mọi hoàn cảnh, nhất là trong thời đại khoa công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là vấn đề lớn, liên quan đến nhiều khía cạnh, diễn ra giữa 2 siêu cường kinh tế.
Vì thế, đây không chỉ là cuộc chiến cạnh tranh thương mại đơn thuần và cảnh báo Mỹ không chỉ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc mà còn chủ động áp dụng nhiều chính sách về thuế và rào cản thương mại với cả các đồng minh nên diễn biến của chính sách này rất khó lường.
Ngoài ra, cuộc chiến thương mại không dừng lại ở các sắc thuế mà còn cả về bản quyền công nghệ, cơ cấu kinh tế, chính sách tiền tệ, tín dụng…
Bên cạnh đó, cuộc chiến còn đặt ra nhiều vấn đề về quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu. Vì vậy, Việt Nam cần định hướng rất rõ, nâng cao chiến lược xuất nhập khẩu theo hướng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Việt Nam đã có chính sách tự vệ với thép. Tuy nhiên còn rất nhiều mặt hàng có nguy cơ như: dệt may, da giày, đồ gỗ… hoàn toàn có nguy cơ tràn từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Để có thể đứng vững và phát triển trong hệ thống thương mại toàn cầu khi xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường.
Đặc biệt, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin, chuẩn bị tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế với tư duy sáng tạo, đổi mới và sự nhạy bén trong kinh doanh. Hơn nữa, phải có kế hoạch xây dựng năng lực, nhất là thương hiệu, uy tín và chất lượng để hoạt động với quy mô dài hạn.
Đáng lưu ý, khi xây dựng chiến lược xuất khẩu doanh nghiệp cần có kế hoạch chủ động phòng ngừa và xử lý khi vụ việc xảy ra. Vì thế, phải nâng cao nhận thức về nguy cơ khiếu kiện tại các thị trường xuất khẩu và cơ chế vận hành của từng loại tranh chấp, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện.
Bộ trưởng Công Thương cũng lưu ý các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa việc tăng cường khai thác thị trường nội địa và liên kết với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để có chương trình, kế hoạch đối phó đối với các vụ kiện xảy ra.
Mặt khác, doanh nghiệp cần sử dụng chuyên gia tư vấn và luật sư trong những tình huống cần thiết và giữ liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp./.
>>> Xem tiếp: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 5: Giải pháp ứng phó ban đầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ liệu có thể làm tiêu tan tham vọng “Made in China 2025” của Trung Quốc? (Phần 2)
06:00' - 27/05/2019
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang tiếp diễn và sự chú ý cao độ đến kế hoạch “Made in China 2025” chỉ là hiện tượng của cuộc cạnh tranh chiến lược mới nổi lên giữa hai cường quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ liệu có thể làm tiêu tan tham vọng “Made in China 2025” của Trung Quốc? (Phần 1)
05:00' - 26/05/2019
Chiến lược này được đặt lên hàng đầu trong nghị trình kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và là một phần trong gói kế hoạch của ông nhằm tạo ra mô hình kinh tế bền vững.
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp Trung Quốc ngừng nhập khẩu thịt lợn Mỹ?
21:05' - 24/05/2019
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung “leo thang” đã làm gián đoạn việc nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ áp mức thuế cao hơn với hàng hóa Trung Quốc?
14:56' - 24/05/2019
Bộ Thương mại Mỹ ngày 23/5 cho biết bộ này đang đề xuất quy định mới áp các mức thuế chống trợ giá đối với các mặt hàng nhập từ các nước hạ thấp giá đồng nội tệ so với đồng USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.