Chính phủ Anh "đại tu" ngành đường sắt
Mặc dù tránh quốc hữu hóa hoàn toàn song Chính phủ Anh đã đưa ra một mô hình mới, theo đó, ngành đường sắt lâu đời của nước này sẽ chứng kiến việc nhượng quyền thương mại (franchise) được thay thế bằng nhượng quyền (concession) nhằm chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và có sự tham gia lớn hơn của nhà nước.
Theo kế hoạch trên, ngành đường sắt Anh sẽ không còn hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương mại (trong đó các công ty tư nhân nắm quyền điều hành dịch vụ), thay vào đó chuyển sang thỏa thuận nhượng quyền (được sử dụng trong các mô hình quan hệ đối tác công - tư).
Trong một tuyên bố, Bộ Giao thông Anh nêu rõ mô hình nhượng quyền thương mại ngành đường sắt đã chấm dứt sau 25 năm như một bước đi đầu tiên trong việc gắn kết mạng lưới đường sắt của nước này.
Mô hình mới - giúp tạo ra cấu trúc ngành đường sắt đơn giản hơn, hiệu quả hơn, sẽ được hình thành trong những tháng tới.
Hiện ở Anh, các tuyến đường sắt do nhà nước quản lý, trong khi các đoàn tàu do hầu hết công ty tư nhân, được hưởng trở cấp lớn của chính phủ, điều hành.
Theo Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps, mô hình đường sắt tư nhân hóa, được thực hiện tại Anh trong hơn 20 năm qua dù chứng kiến sự gia tăng đáng kể lượng hành khách, song không còn phát huy hiệu quả trong điều kiện hiện nay, khi dịch COVID-19 tấn công, khiến nhiều hành khách phải ở nhà để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Ông cho biết hệ thống mới sẽ tiếp tục giữ lại những yếu tố ưu việt nhất của lĩnh vực tư nhân, đồng thời bổ sung đường hướng cùng trách nhiệm giải trình tốt hơn.
Theo đó, mô hình mới yêu cầu ngành đường sắt phải có thêm nhiều hành khách hơn, phải tạo điều kiện cho hành trình đi lại của mọi người, chấm dứt những vấn đề mà hành khách gặp phải lâu nay về việc đã dùng đúng vé hay đã đi đúng hãng tàu chưa.
Bộ Giao thông Anh cho biết trong mô hình mới, nhà nước vẫn sẽ duy trì mức hỗ trợ "đáng kể" theo Các thỏa thuận quản lý phục hồi khẩn cấp (ERMA), đồng thời kêu gọi người dân hỗ trợ ngành đường sắt cho đến khi số lượng hành khách trở lại như ban đầu.
Theo bộ trên, chính phủ sẽ hướng đến việc tạo ra các nguồn tiết kiệm ổn định về trung và dài hạn cho người nộp thuế.
Các công ty đường sắt sẽ vẫn được trả phí quản lý để vận hành các dịch vụ theo ERMA, tối đa 1,5% của mức phí cơ sở theo hợp đồng đã ký trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 và thấp hơn mức 2% nêu trong các hợp đồng viện trợ khẩn cấp được đưa ra tại thời điểm bùng phát dịch bệnh.
Cùng ngày, Go-Ahead và FirstGroup xác nhận hai công ty tàu hỏa này của Anh đã ký các hợp đồng mới với chính phủ trong thời gian lần lượt là 1 năm và 6-18 tháng.
Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn đã chỉ trích kế hoạch trên, cho rằng quyết định này giúp chính phủ can thiệp vào ngành đường sắt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Australia chuẩn bị kế hoạch thu hút du khách quốc tế
13:37' - 21/09/2020
Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Australia hiện đã có thể đăng ký với Hội đồng Xuất khẩu Du lịch Australia (ATEC) để được cấp phép đóng dấu chính thức "An toàn Du lịch".
-
Kinh tế Thế giới
Giai đoạn phục hồi kinh tế kế tiếp có thể đẩy giá hàng hóa tăng
21:25' - 20/09/2020
Trả lời hãng tin CNBC, giới phân tích nhận định giai đoạn phục hồi kinh tế kế tiếp nhiều khả năng được dẫn dắt bởi đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng cần nhiều hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Các dự án cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ bị đội vốn hàng chục tỷ USD
20:01' - 20/09/2020
Theo PTI, 432 dự án cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ trị giá từ 1,5 tỷ rupee (20,3 triệu USD) trở lên đã bị đội vốn tổng cộng hơn 4.290 tỷ rupee (hơn 58 tỷ USD) do chậm tiến độ và các lý do khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.