Chính phủ Anh quan tâm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với các nước ĐNA
Chính phủ Anh đang thể hiện sự quan tâm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với các nước Đông Nam Á (ĐNA) và xem đó là một trong những khu vực thử nghiệm đầu tiên của Vương quốc Anh trong chiến lược “Nước Anh Toàn cầu” giai đoạn hậu Brexit, chỉ việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Trong giai đoạn thử nghiệm này, Indonesia đang được coi là một trong những đích đến đầu tiên tại Đông Nam Á của các doanh nghiệp Anh trong chiến lược "Nước Anh Toàn cầu", một chiến lược để nước Anh khẳng định với dư luận trong nước và thế giới về ảnh hưởng kinh tế, thương mại và đầu tư của "xứ sở sương mù" sau Brexit.Tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã cam kết mở cửa nền kinh tế lâu nay được thế giới đánh giá có chủ trương bảo hộ lớn hơn so với các nước láng giềng như Malaysia, Singapore và Thái Lan. "Đất nước vạn đảo" này có tầng lớp trung lưu đang ngày một tăng nhanh và nhu cầu hàng hóa tiêu dùng lớn. Theo dự báo của công ty tư vấn PwC, Indonesia sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2050, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.
Các công ty trong lĩnh vực cơ khí của nước Anh hứa hẹn có thể giành được các hợp đồng “béo bở” trong lĩnh vực xây dựng đường sá và hệ thống đường sắt với Indonesia. Bộ Thương mại Quốc tế nước Anh tin tưởng rằng sự tái hiện thành công của nhà ga quốc tế St Pancras International và tuyến tàu điện ngầm Jubilee sẽ mang lại cho “xứ sở sương mù” lợi thế lớn trong việc đảm bảo đầu tư vào Indonesia.Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước Anh cũng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp sừng sỏ của Trung Quốc và Nhật Bản để giành được lợi ích từ nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Indonesia.
Theo giới chuyên gia, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á được đánh giá là có môi trường kinh doanh dễ dàng hơn, dù thị trường không lớn bằng Indonesia, nước hiện có 260 triệu dân. Chuyên gia luật và thương mại thuộc trường Đại học Kinh tế London, Giáo sư Damian Chalmers cho biết tại Đông Nam Á, hai nước Việt Nam và Malaysia hiện được nhìn nhận là địa chỉ kinh doanh tốt hơn so với Indonesia, song Indonesia lại có lợi thế lớn trong dài hạn, phù hợp với mục tiêu đầy tham vọng của nước Anh là thiết lập ảnh hưởng kinh tế và thương mại trên phạm vi toàn cầu sau khi rời khỏi EU. Kể từ sau cuộc trưng cầu về Brexit, số cuộc gặp song phương giữa Indonesia và nước Anh tăng mạnh. Đầu tháng này đã có bảy thành viên Nội các Indonesia đến London để thảo luận vấn đề thương mại và dự kiến sẽ có nhiều chuyến thăm nữa trong tháng 3/2018 để hai bên thảo luận các cơ hội đầu tư ở Indonesia. Phía Anh cũng vừa bổ nhiệm ông Richard Michael, nhà đàm phán thương mại với 30 năm kinh nghiệm, làm đặc phái viên đầu tiên của cơ quan tín dụng xuất khẩu Export Finance (UKEF) của nước Anh tại Indonesia. Năm 2017, UKEF đã tăng nguồn vốn cho các dự án ở Indonesia từ 1,75 tỷ bảng lên 3,5 tỷ bảng và con số này dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2018. UKEF dự kiến sẽ cung cấp các giải pháp tài chính hấp dẫn tại Indonesia, chẳng hạn như các khoản cho vay bằng đồng tiền của nước sở tại. Nếu thành công, dự án sẽ mở đường cho thỏa thuận thương mại giữa nước Anh và Indonesia trong tương lai, một trong những mục tiêu mà Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox theo đuổi, bên cạnh các thỏa thuận với Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Chính phủ nước Anh thể hiện sự quan tâm của đối với khu vực Đông Nam Á đúng vào thời điểm Chính phủ Indonesia đang triển khai chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng lớn thông qua việc xây dựng đường sá, đường sắt và cảng biển, trong đó nhiều dự án lớn do các công ty hàng đầu của Trung Quốc và Nhật Bản đảm nhiệm.Trước mắt, các doanh nghiệp Anh nhiều khả năng sẽ tập trung thúc đẩy các hợp đồng được chờ đợi về tàu điện ngầm và hệ thống đường sắt đô thị để giúp Indonesia giải bài toán về giao thông ở thủ đô Jakarta.
- Từ khóa :
- anh
- các nước đông nam á
- hậu brexit
- hợp tác anh - asean
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Vương quốc Anh
11:33' - 10/02/2018
Trong bối cảnh Brexit tiến gần hơn, các công ty của Anh đang xuất khẩu nhiều hơn tới 27 quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm toán nhà nước Việt Nam, Vương quốc Anh tăng cường quan hệ hợp tác
09:36' - 30/11/2017
Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc cho biết chuyến công tác của đoàn rất thành công, mở ra nội dung hợp tác cho năm 2018 và những năm tới trên các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho KTNN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.