Chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ cần bảo đảm tính tương đồng
Tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV sáng 4/1, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
* Phát triển thành phố Cần Thơ nhanh và bền vững Phân tích về sự cần thiết, mục đích ban hành Nghị quyết, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 59-NQ/TW, phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển thành phố Cần Thơ nhanh và bền vững, phấn đấu thực hiện mục tiêu của Bộ Chính trị đã đề ra.Dự thảo Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
Về quản lý tài chính - ngân sách, Chính phủ kiến nghị thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; vay từ các tổ chức tài chính hoặc tổ chức khác trong nước; từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hàng năm do Quốc hội quyết định. HĐND thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định, trừ án phí, lệ phí tòa án. Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí nêu trên, để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác. Về quản lý đất đai, HĐND thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha, theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại Cần Thơ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, người chịu tác động.
Trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị trên địa bàn đã được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị. Liên quan đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, Chính phủ đề xuất: Sau khi ngân sách thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, HĐND thành phố được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc với mức không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo. Dự thảo Nghị quyết quy định các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An – Cần Thơ cho tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra, vào, có quy mô vốn từ 500 tỷ đồng, được áp dụng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ. Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ sẽ lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ. Các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Trung tâm được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan và thuế, nếu đáp ứng một số điều kiện. Chính phủ đề xuất thời gian thí điểm Nghị quyết trong 5 năm. * Bảo đảm chặt chẽ, tránh gian lận thương mại Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường khẳng định, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ là đủ cơ sở chính trị, căn cứ thực tiễn, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo cơ chế thu hút đầu tư, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước trong thời gian tới. Việc ban hành chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ cũng bảo đảm tính tương đồng với một số địa phương vừa được Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.Đa số ý kiến trong Ủy ban nhất trí với đề xuất cho phép Cần Thơ được vay không quá 60% số thu ngân sách mà địa phương được hưởng theo phân cấp. Các ý kiến cho rằng đề xuất này góp phần tạo dư địa để thành phố huy động tối đa nguồn lực, thúc đẩy đột phá trong phát triển và cũng tương đồng với mức dư nợ được áp dụng cho một số địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc vì thực tế thời gian qua chưa địa phương nào vay được tối đa theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Do đó, việc quy định nội dung này chỉ mang tính hình thức.
Về khu liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ, đa số ý kiến tán thành việc thành lập Trung tâm và các nội dung ưu đãi vì phù hợp với tinh thần Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị; tạo cơ chế hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư, tăng sức cạnh tranh của khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với đặc thù của Cần Thơ và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Mức ưu đãi thuế, thời hạn ưu đãi đã được quy định theo hướng tham khảo các mức ưu đãi đang được áp dụng cho các Khu kinh tế. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện cần bảo đảm chặt chẽ, tránh gian lận thương mại, lợi dụng chính sách.
Một số ý kiến đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ngay sau khi được Quốc hội thông qua để cụ thể hóa quy định tại Nghị quyết trên nguyên tắc chặt chẽ, đúng đối tượng, công khai, minh bạch về phạm vi và các điều kiện ưu đãi. Chính phủ quy định danh mục dự án được đầu tư vào Trung tâm; làm rõ tính tuân thủ các cam kết quốc tế và có chính sách tiêu thụ trong nước đối với sản phẩm sản xuất tại Trung tâm… Về hiệu lực thi hành, đa số ý kiến cơ bản nhất trí với quy định về hiệu lực thi hành áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày thông qua và được thực hiện trong 5 năm. Các ưu đãi về thuế, tiền thuê đất đối với các dự án nạo vét luồng hàng hải và các dự án đầu tư mới tại Trung tâm liên kết trong thời gian 5 năm thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù sẽ được áp dụng với thời hạn quy định tại Nghị quyết này. Việc áp dụng với các dự án đầu tư mới sau thời hạn 5 năm sẽ được xem xét sau khi tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị quyết./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường, Quốc hội khóa XV: Tập trung vào bốn nội dung lớn, quan trọng
14:09' - 04/01/2022
Sáng 4/1/2022, Kỳ họp bất thường thứ nhất, Quốc hội khoá XV khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, có tính chất cấp bách
10:33' - 04/01/2022
Đúng 9 giờ ngày 4/1/2022, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã được khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Tp Cần Thơ: Năm 2022 là năm tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
09:53' - 31/12/2021
Năm 2022, thành phố Cần Thơ xác định là năm tăng tốc thực hiện tất cả các chỉ tiêu, nhất là các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, với mức tăng trưởng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần của năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
GRDP của thành phố Cần Thơ năm 2021 giảm 2,79%
12:43' - 29/12/2021
Dịch COVID -19 bùng phát ảnh hưởng rất nặng nề đến mọi mặt đời sống của người dân thành phố Cần Thơ và khiến cho giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Cần Thơ năm 2021 giảm 2,79%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.