Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài 1: Chưa phát huy chưa đồng đều
Đại dịch COVID-19 đã trở thành biến cố bất ngờ nhất đối với nền kinh tế toàn cầu; trong đó, có Việt Nam.
Trong bối cảnh ấy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh, bao gồm các gói hỗ trợ về tài khóa, tín dụng và an sinh xã hội…
Cụ thể như Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19... cùng nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện ở từng lĩnh vực cụ thể, từng bộ, ngành và địa phương trên khắp cả nước.
Kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới và quý I/2021 ở mức gần 5% cho thấy tác dụng của "liều thuốc" đặc trị.
Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế gói chính sách vẫn chưa thực sự phủ rộng đến cộng đồng doanh nghiệp.
TTXVN thực hiện chùm bài Tăng hiệu quả liều thuốc "đặc trị" hỗ trợ doanh nghiệp ghi nhận tiếng nói từ thực tế và những vướng mắc trong triển khai các gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Bài 1: Chính sách phát huy chưa đồng đều
Mặc dù kinh tế 4 tháng đầu năm của Việt Nam tăng khá tích cực với các chỉ số về tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt là phát triển doanh nghiệp có sự khởi sắc trở lại nhưng các ca COVID-19 đang có nguy cơ lan rộng ra các địa phương từ cuối tháng 4 đến nay đang cảnh báo những bất lợi trong phát triển kinh tế.
Thêm một lần nữa, cộng đồng doanh nghiệp lại đối mặt với khó khăn. Trong khi đó, các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành từ năm 2020 tuy đã phát huy những tác dụng nhưng thực tế vẫn chưa triển khai đồng đều nên chưa tạo động lực mạnh mẽ cho cộng đồng doanh nghiệp.
*Hiệu quả chưa như kỳ vọng
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), qua 4 tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 44,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 627,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% về số doanh nghiệp và 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020.
Trung bình mỗi tháng có gần 15,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Song ở thời điểm này, cũng đã có 51,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, chờ làm thủ tục giải thể và đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 12,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Ghi nhận và đánh giá cao việc Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, trong vòng một năm qua, các gói hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với giá trị khoảng 73,1 nghìn tỷ đồng hay gần 5 nghìn tỷ đồng được hồi tố, hoàn trả lại cho các doanh nghiệp và gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng trị giá 36,6 nghìn tỷ đồng... đã phần nào "cấp cứu" và vực đỡ không ít doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn của đại dịch.
Tuy nhiên, đó chưa phải là bức tranh tổng thể; chưa thể thấy rõ sự thẩm thấu và hiệu quả chính sách được phát huy trong đời sống thực tiễn của doanh nghiệp khi có đến khoảng 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát của VCCI phản ánh đã không nhận được gói hỗ trợ COVID-19 lần thứ nhất của Chính phủ?
Ông Tô Trung Thành, Chuyên gia nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân phân tích, việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng dành cho người lao động bị giãn, hoãn hoặc mất việc do ảnh hưởng của đại dịch cũng chưa phát huy hết hiệu quả khi chỉ mới hỗ trợ được khoảng 16 triệu người, với tổng số tiền giải ngân chỉ đạt hơn 17 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 19%.
Đặc biệt, những người được hỗ trợ đa phần là nhóm lao động có bảo hiểm, lao động là người có công, hộ nghèo. Trong khi đó, lao động chịu tác động mạnh nhất là người lao động tự do, lao động yếu thế thuộc khối phi chính thức lại không tiếp cận được gói hỗ trợ này.
Hay như đối với gói hỗ trợ tín dụng của ngành ngân hàng cũng cho thấy còn nhiều bất cập ở khâu thực thi, khi doanh nghiệp muốn tiếp cận phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ.
Với các thủ tục này, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm cần hỗ trợ nhất nhưng cũng là nhóm khó tiếp cận chính sách…
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) từng phối hợp với một số tổ chức nghiên cứu đánh giá tác động và hiệu quả của chính sách và khả năng hấp thụ nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, chính sách liên quan đến việc gia hạn nộp thuế như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp có tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ cao nhất, tiếp đến là gia hạn tiền thuê đất và chính sách không thực hiện điều chỉnh tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất như điện, nước, xăng….
Ngược lại, một số chính sách như đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn không có doanh nghiệp nào được hỗ trợ...
Lý do bởi 54,6% ý kiến cho rằng khó tiếp cận hỗ trợ vì họ không đủ năng lực đáp ứng các điều kiện để nhận được hỗ trợ; gần 26% doanh nghiệp không biết đến các chính sách hỗ trợ và gần 15% doanh nghiệp cho rằng quy trình, thủ tục hỗ trợ còn quá phức tạp nên không muốn tiếp cận các gói hỗ trợ...
* Rút ngắn khoảng cách từ chính sách tới thực thi
Lý giải cho việc khó tiếp cận nguồn lực tài chính từ ngân hàng và hiệu quả hấp thụ vốn chưa cao ở số đông doanh nghiệp, ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay như hiện nay đã thấp hơn nhiều so với trước khi dịch bệnh xuất hiện để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân vay vốn.
Nếu doanh nghiệp nói khó tiếp cận vốn thì chủ yếu do chưa đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.
Một số khách hàng, doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt nhưng không có nguồn vốn tự có, ngân hàng sẽ rất khó để cho vay.
Hoặc khách hàng muốn kinh doanh, khởi nghiệp nhưng phương án kinh doanh thiếu hiệu quả, rủi ro cao thì ngân hàng cũng phải cân nhắc.
Có thể lấy ví dụ như trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, khách hàng lên phương án vay vốn để mua xe vận tải hoặc xây khách sạn, đều là những phương án kinh doanh được đánh giá là có tính rủi ro cao tại thời điểm này, ngân hàng sẽ phải rất thận trọng khi xét duyệt.
Ngoài ra, dù pháp luật không quy định bắt buộc phải có tài sản thế chấp khi vay, nhưng trong khi thị trường còn đang nhiều rủi ro thì với các khách hàng mới hoặc khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực rủi ro cao, ngân hàng vẫn yêu cầu cần có tài sản thế chấp...
Không đồng quan điểm này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) cho rằng, việc hỗ trợ chỉ được coi là thành công, có hiệu quả khi doanh nghiệp nhận được những chính sách bằng các tác động trực tiếp và cụ thể.
Nếu chính sách được xây dựng mà khó thực hiện thì không có tác động tốt đến doanh nghiệp. Ngược lại, còn làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp về việc đồng hành của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp trong lúc khó khăn.
Vì vậy, ông Tuấn đề nghị, các bộ, ngành liên quan cần có thêm những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện nhận hỗ trợ theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp.
Song song đó, cần cải thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.
Ông Trần Long, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khuyến nghị, BIDV đang triển khai chương trình chuyển đổi số cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các công ty về giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) để kết nối cung cấp các phần mềm kế toán, quản trị, tặng miễn phí các phần mềm này cho doanh nghiệp.
Đồng thời, thông qua các diễn đàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, kết nối, hình thành mạng lưới với các đối tác, từ đó học hỏi, nâng cao kỹ năng năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
Theo các chuyên gia, việc ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ đã động viên tinh thần đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện một thông điệp tích cực về sự đồng hành từ Chính phủ đã được lan tỏa tới cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trước diễn biến dịch COVID-19 đang có nguy cơ lan rộng như hiện nay, các chính sách hỗ trợ nên “đúng, trúng, đủ” và mang tính dài hạn hơn giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng khả năng chống chịu với các “cú sốc” trong tương lai, không chỉ là dịch bệnh./.
>>> Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài 2: Mong chờ "gói" hỗ trợ thiết thực
>>> Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài 3: Thêm nguồn lực vượt bão COVID-19
>>> Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài cuối: Hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ là ngắn hạn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh
19:04' - 14/05/2021
Hiện nay gần 10% doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh; đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Đức: Nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong 12 tháng tới
16:40' - 12/05/2021
Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khối các nước Đông Nam Á.
-
Thị trường
Doanh nghiệp thép gặp khó vì giá nguyên liệu tăng mạnh
18:27' - 11/05/2021
Giá các loại nguyên liệu sản xuất thép đã tăng rất mạnh đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất ngành này gặp khó.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Namibia khánh thành nhà máy điện mặt trời 20 MW
09:06'
Nhà máy điện mặt trời Omburu mất 15 tháng để hoàn thành, có diện tích 40 ha, dự kiến cung cấp 67,8 GWh năng lượng sạch hàng năm.
-
Doanh nghiệp
TP.HCM giải đáp vướng mắc về lao động cho doanh nghiệp Hàn Quốc
20:45' - 24/06/2022
Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc phàn nàn về khó khăn trong việc xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
-
Doanh nghiệp
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới (Phần II)
20:11' - 24/06/2022
Các tổ chức kinh tế tập thể được vay vốn như các tổ chức kinh tế khác; được hỗ trợ để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững, nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành...
-
Doanh nghiệp
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới (Phần I)
20:08' - 24/06/2022
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
-
Doanh nghiệp
Vận hành nhà máy cấp nước sạch cho hơn 90.000 người dân ở Quảng Bình
19:10' - 24/06/2022
Dự án nhà máy nước sạch Quảng Châu mang đến nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, bảo đảm cung cấp và an toàn cho hơn 90 nghìn người dân tại huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.
-
Doanh nghiệp
Supe Lâm Thao: Sản xuất hơn 30 triệu tấn phân bón các loại trong 60 năm qua
16:18' - 24/06/2022
Trong 60 năm bước vào sản xuất, CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã sản xuất và đưa ra thị trường hơn 30 triệu tấn phân bón các loại, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Tăng hiệu quả hệ thống truyền tải điện khu vực Bình Định trước bất lợi của thời tiết
16:16' - 24/06/2022
Truyền tải điện Bình Định đã cấp bách triển khai các biện pháp như: thường xuyên tuần canh phát hiện sớm các nguy cơ cháy; phát quang chống cháy với diện tích 24.000 m2, thu dọn thực bì khô...
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines, SeABank và Tập đoàn BRG ra mắt thẻ đồng thương hiệu SeATravel
16:03' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) phối hợp với Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), Tập đoàn BRG ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đồng thương hiệu SeATravel.
-
Doanh nghiệp
Gấp rút thi công hoàn thành dự án dây đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân trước ngày 26/12
09:37' - 24/06/2022
Đến thời điểm này tiến độ của dự án rất khả quan và chúng tôi hoàn toàn có thể tin tưởng các dự án sẽ hoàn thành đóng điện trước ngày 26/12/2022.