Chính sách nhập cư cứng rắn khiến sinh viên quốc tế tại Mỹ sụt giảm
Sự sa sút này chấm dứt một thập niên bùng nổ tăng trưởng số sinh viên nước ngoài theo học ở Mỹ, hiện là 1 triệu sinh viên đang học tại các trường đại học và các chương trình giáo dục đào tạo, đem lại nguồn thu 39 tỷ USD.
Số sinh viên quốc tế tới Mỹ bắt đầu chững lại vào năm 2016, một phần do những điều kiện kinh tế ở nước ngoài thay đổi và sức cuốn hút ngày càng tăng của các trường ở Canada, Australia và một số nước nói tiếng Anh khác.
Mặt khác, theo giới chức phụ trách các trường đại học, kể từ khi Tổng thống Trump đắc cử, những phát biểu hùng hồn và những quan điểm khắt khe hơn của ông đối với vấn đề nhập cư khiến nước Mỹ trở nên ít hấp dẫn hơn đối với những sinh viên quốc tế.
Hiện chính quyền Trump đang giám sát nghiêm ngặt hơn tiến trình cấp thị thực, cấm vô thời hạn công dân một số quốc gia nhập cảnh vào Mỹ và gây khó khăn hơn cho sinh viên nước ngoài muốn ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.
Trong khi các quan chính phủ Mỹ xem đây là những biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia cần thiết, một số trường đại học đã bị biến thành nạn nhân của chính sách này.
Những trường học ở vùng Trung Tây bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề vì đa phần những trường công bị xếp loại "làng nhàng" ở đây chủ yếu phụ thuộc vào tiền học phí của sinh viên ngoại quốc.
Đơn cử như đối với trường đại học Central Missouri, mùa thu năm nay chỉ có 944 sinh viên quốc tế nhập học, giảm mạnh so với con số 1.500 sinh viên của năm trước. Lượng sinh viên giảm, thu nhập từ học phí giảm theo, tác động tiêu cực tới mọi hoạt động của trường.
Sinh viên quốc tế đóng số tiền nhiều gấp đôi khoản 6.445 học phí của cư dân bang Missouri, như vậy trường này đã thất thu khoảng 14 triệu USD.
Hậu quả là trường Central Missouri buộc phải giảm bớt số người trợ giảng cho các chương trình tin học, lĩnh vực mà nhiều sinh viên ngoại quốc theo học, cũng như trì hoãn việc bảo trì và cắt giảm kinh phí cho những hoạt động ngoại khóa như là in báo tường.
Theo các con số sơ bộ từ cuộc khảo sát 500 trường đại học do Viện Giáo dục Quốc tế tiến hành, trên toàn quốc, trong mùa thu vừa qua, số lượng sinh viên ngoại quốc mới giảm ở mức trung bình 7%.
Mới đây, cơ quan xếp hạng đầu tư Moody đã thay đổi mứp xếp hạng đối với giáo dục đại học từ mức "ổn định" xuống thành "tiêu cực". Cơ quan này cảnh báo những trường đại học không nằm trong nhóm được công nhận tên tuổi trên toàn cầu sẽ bị tác động nặng nề nhất.
Cũng theo cuộc khảo sát của Viện Giáo dục Quốc tế, số lượng sinh viên quốc tế sụt giảm đến từ một loạt quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước có nhiều sinh viên theo học ở Mỹ nhất.
Những lý do khác khiến học sinh quốc tế tại Mỹ sụt giảm bao gồm tính cạnh tranh gia tăng từ các trường của những nước khác, các khoản cắt giảm các chương trình học bổng tại Saudi Arabia và Brazil, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Ấn Độ khiến chính phủ nước này phải tiến hành đổi tiền./.
>>>Mỹ bắt giữ gần 150.000 lượt người nhập cư trái phép trong năm 2017
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bắt giữ gần 150.000 lượt người nhập cư trái phép trong năm 2017
10:00' - 28/12/2017
Năm 2017, giới chức Mỹ đã bắt giữ gần 150.000 lượt người nhập cư trái phép.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Số người nhập cư bị trục xuất giảm mạnh
12:49' - 06/12/2017
Số người bị trục xuất khỏi Mỹ trong tài khóa 2017 thấp hơn so với tất cả các năm trong 2 nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Barack Obama song số người nhập cư bất hợp pháp bị bắt giữ tăng mạnh.
-
Chuyển động DN
Hơn 100 công ty công nghệ Mỹ lên tiếng bảo vệ lao động nhập cư
18:45' - 02/11/2017
Hơn 100 công ty công nghệ ngày 1/11 đã đệ đơn kiện nhằm vào quyết định dừng các biện pháp bảo vệ những người nhập cư trái phép vào Mỹ như trẻ em trước khả năng bị trục xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Canada: Người nhập cư chiếm gần 25% dân số
07:37' - 26/10/2017
Theo số liệu điều tra dân số được Cơ quan Thống kê Canada công bố ngày 25/10, người nhập cư đang chiếm gần 25% dân số nước này, cao nhất trong gần một thế kỷ qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.