Chính sách nhập cư hay chiến lược thu hút cử tri của Tổng thống Mỹ?
Kế hoạch chấm dứt việc cấp quốc tịch Mỹ đối với những trẻ em nước ngoài được sinh ra tại Mỹ được Tổng thống Donald Trump công bố cùng thời điểm khi quân đội Mỹ đã bắt đầu những bước đầu tiên triển khai hơn 5.200 binh sĩ tới biên giới với Mexico nhằm ngăn chặn dòng người di cư Trung Mỹ đang ồ đạt đổ về sát khu vực phía Nam của Mỹ.
Giới chức Mỹ nói rằng đây chỉ là sự khởi đầu của “một đợt triển khai quân lớn hơn” để bảo vệ an ninh biên giới nước Mỹ trước dòng người nhập cư.
Những diễn biến dồn dập mới nhất này cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đang ngày càng quyết liệt và cứng rắn trong vấn đề nhập cư, trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, giai đoạn nước rút quan trọng để các ứng cử viên của cả hai đảng, Cộng hòa và Dân chủ, tranh thủ “ghi điểm” giành lá phiếu của cử tri.
Những cuộc thăm dò dư luận cho thấy càng đến gần ngày bầu cử, sự chênh lệch cũng như khoảng cách giữa hai đảng càng được rút ngắn, khiến cuộc đua trở nên gay cấn hơn bao giờ hết.
Trong thời điểm nhạy cảm này, mọi quyết định đối với những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vấn đề nhập cư, cũng như các chính sách vận động đóng vai trò then chốt quyết định đến kết quả của cuộc bầu cử.
Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump và đảng Cộng hòa của ông, việc thực hiện các biện pháp mạnh tay với người nhập cư nằm trong chính sách chiến lược trọng tâm thực hiện những cam kết mà ông chủ Nhà Trắng đưa ra kể từ khi ông còn là ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.
Chính những cam kết này phần nào giúp ông “lấy lòng” được một bộ phận cử tri - những người Mỹ, đặc biệt là tầng lớp trung lưu da trắng - đã quá thất vọng với những gì mà chính quyền Tổng thống Barack Obama thể hiện, để đưa vị tỷ phú Donald Trump được coi là ít kinh nghiệm chính trị trở thành ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng.
Tuy nhiên, từ lời nói đi đến việc làm không phải lúc nào cũng thực hiện được suôn sẻ và dễ dàng, chính sách nhập cư cũng như vậy. Trong 2 năm qua, đây là vấn đề nổi cộm, gây tranh cãi và làm chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thậm chí cả trong đảng Cộng hòa bởi nó liên quan tới nhiều vấn đề nhạy cảm, trong đó có vấn đề an ninh quốc gia và nhân đạo.
Chính quyền Tổng thống Trump cho rằng vấn đề nhập cư bất hợp pháp hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và những nguy cơ đó đang dần hiện hữu, như khủng bố và tội phạm, khi khẳng định có rất nhiều các thành viên băng đảng tội phạm cũng như những chiến binh của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng trà trộn trong dòng người di cư đang trong hành trình tới Mỹ.
Đối mặt với thách thức này, kể từ khi lên nắm quyền, ông chủ Nhà Trắng không ngừng đưa ra một loạt các biện pháp cứng rắn, từ cấm nhập cảnh đối với công dân của một số quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi, bãi bỏ “Chương trình trì hoãn hành động đối với người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ” - gọi tắt là DACA, quyết định rút khỏi hiệp ước toàn cầu về người di cư, đề xuất việc xây dựng bức tường biên giới phía Nam giữa Mỹ và Mexico hay thực thi chính sách không khoan nhượng đối với tình trạng nhập cư bất hợp pháp, theo đó trẻ em bị chia tách khỏi cha mẹ tại biên giới…
Tổng thống Trump hy vọng rằng đây là những biện pháp hiệu quả để đảm bảo an ninh biên giới và hoạt động như một rào cản đối với việc nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Những chính sách kể trên luôn gây tranh cãi và chia rẽ. Đơn cử như chính sách chia tách trẻ em không được Quốc hội Mỹ ủng hộ, cũng như vấp phải làn sóng chỉ trích, lên án, phản đối mạnh mẽ từ trong nước cũng như quốc tế khi hình ảnh những đứa bé trong buồng giam tại khu vực biên giới Mỹ - Mexico và đoạn ghi âm tiếng trẻ em khóc được công bố.
Những người chỉ trích thì cho rằng, chính sách “không khoan nhượng” của chính quyền Tổng thống Trump đối xử không công bằng với người nhập cư, gây tổn thương tới những đứa trẻ vô tội, đi ngược lại những giá trị mà lâu nay nước Mỹ theo đuổi.
Trước sức ép của dư luận, cũng như lo ngại việc chia cắt các gia đình trở thành một vấn đề chính trị ngày càng lớn, gây tác động xấu tới tâm lý cử tri trước cuộc bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Trump đã buộc phải ký sắc lệnh chấm dứt việc chia cắt gia đình nhập cư.
Động thái này là lần hiếm hoi Tổng thống Donald Trump thay đổi một chính sách gây tranh cãi, thay vì tiếp tục thực hiện.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Tổng thống Trump ngừng duy trì lập trường cứng rắn trong vấn đề vốn là trọng tâm nhiệm kỳ của mình.
Mới đây nhất, khi dòng người di cư, ước tính hiện lên tới khoảng 8.000 người, chủ yếu là nông dân và sinh viên, từ các nước Trung Mỹ đang tiến gần tới biên giới Mỹ, Tổng thống Trump tuyên bố đây là tình trạng khẩn cấp quốc gia và đưa ra các biện pháp mạnh tay, như triển khai khoảng 5.200 binh lính tại khu vực biên giới giữa Mỹ-Mexico, cắt giảm viện trợ cho 3 quốc gia Trung Mỹ là Guatemala, Honduras và El Salvador với lý do chính phủ các nước này đã thất bại trong việc chặn làn sóng di cư đến Mỹ.
Ông cũng đề cập khả năng đóng cửa biên giới với Mexico, đồng thời ám chỉ một kế hoạch toàn diện hơn sau cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Đặc biệt, ngày 30/10, Tổng thống Trump cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch chấm dứt việc cấp quốc tịch Mỹ đối với những trẻ em nước ngoài được sinh ra tại nước này thông qua việc ký một sắc lệnh.
Theo nhận định của Tổng thống Trump, việc Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới cho phép một người bất kỳ nhập cảnh vào Mỹ, sinh con và đứa bé đó đủ điều kiện trở thành công dân Mỹ với những lợi ích trong suốt 85 năm thật "nực cười" và cần phải chấm dứt.
Đây được coi là biện pháp mạnh tay mới nhất mà ông chủ Nhà Trắng đưa ra trong vấn đề nhập cư, và chính sách “Nước Mỹ trước tiên” đang được Tổng thống Trump viện dẫn để bảo vệ lập trường cứng rắn này, khi coi người nhập cư như mối đe dọa đối với việc làm của người Mỹ hay an ninh quốc gia.
Có thể thấy kế hoạch toàn diện về người nhập cư trên cũng như các chương trình nghị sự trọng tâm khác như bãi bỏ Đạo luật chăm sóc sức khỏe (Obama Care) hay bảo hiểm hoặc an sinh xã hội.., chỉ có thể thực hiện được trong 2 năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, nếu như đảng Cộng hòa của ông tiếp tục giành quyền kiểm soát Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào ngày 6/11 tới. Ở thời điểm này, việc gắn vấn đề nhập cư với an ninh quốc gia, bởi vậy được coi là hành động vì mục đích chính trị.
Tổng thống Trump có lẽ đang chọn vấn đề nhập cư như một trong những “quân bài” để mở rộng thành phần ủng hộ ở nhiều bang trong những ngày cuối trước bầu cử với hy vọng sẽ tránh được "bước chân" hai tổng thống tiền nhiệm là George W.Bush và Barack Obama, những người đều nhận thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ./.
>>>Tổng thống D.Trump: Mỹ cần sửa đổi luật nhập cưTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tin vui cho hàng trăm nghìn người nhập cư tại Mỹ
08:42' - 05/10/2018
Chương trình TPS bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ từ các quốc gia trong tình trạng hiểm nguy. Các chính phủ tiền nhiệm ở Mỹ đã đồng ý gia hạn chương trình này cứ vài năm một lần.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh điều chỉnh chính sách đối với lao động nhập cư
14:08' - 02/10/2018
Người lao động là công dân các nước Liên minh châu Âu (EU) làm việc tại Anh sẽ không được hưởng chính sách ưu tiên sau khi London rời khỏi "ngôi nhà chung" châu Âu - Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ lo thiệt hại kinh tế do siết chặt chính sách nhập cư
11:00' - 24/08/2018
Những chính sách di cư khó đoán định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa nền kinh tế nước này trong bối cảnh cơ hội việc làm có nhiều, nhưng nguồn nhân lực lại không tương xứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.