Chính sách thuế quan của Mỹ: Phố Wall lên tiếng
Theo bài viết trên tờ Wall Street Journal (WSJ), trong nhiều tuần, khi các kế hoạch áp thuế quy mô lớn của ông Trump dần hiện rõ, giới lãnh đạo Phố Wall vẫn giữ im lặng dù có những lo ngại riêng. Nhưng giờ đây, sau ba ngày thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc, làm bốc hơi hàng nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường, một số nhân vật đã lên tiếng, trong đó có cả những người từng công khai ủng hộ ông Trump.
Tỷ phú Bill Ackman, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) quỹ đầu cơ Pershing Square, kêu gọi Washington cần tạm dừng áp thuế trong 90 ngày để đàm phán với các nước. Ông cảnh báo Mỹ sẽ phải đối mặt với “một mùa Đông hạt nhân kinh tế do chính mình tạo ra” nếu không làm vậy. Trên mạng xã hội X, tỷ phú Ackman viết: “Chúng ta đang dần phá hủy niềm tin của thế giới vào nước Mỹ, trên tư cách là đối tác thương mại, là nơi để kinh doanh và là thị trường để đầu tư”.Trên khắp Phố Wall và tại Washington, ngày càng có nhiều người, kể cả những người về lý thuyết từng ủng hộ thuế quan, cho rằng kế hoạch hiện tại của ông Trump là sai lầm và sẽ gây ra tổn thất không thể khắc phục. Một số lãnh đạo ngân hàng lớn cho biết họ cảm thấy bị “gạt ra ngoài” trước các quyết sách của chính phủ. Sáng ngày 7/4, nhóm các nhà lãnh đạo giới tài chính đã công khai yêu cầu chính phủ cân nhắc dừng áp thuế. Phản ứng với thông tin này, mở đầu phiên, thị trường lập tức bật tăng trở lại. Nhưng rồi cổ phiếu lại lao dốc sau khi Nhà Trắng phủ nhận thông tin Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế. Giá cổ phiếu Mỹ biến động mạnh trong ngày này và kết thúc phần lớn trong sắc đỏ. Chỉ số S&P 500 mất 0,2% và đã giảm tổng cộng 10,7% sau ba phiên giao dịch gần nhất. Điểm sáng duy nhất là chỉ số công nghệ Nasdaq Composite phục hồi.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30'
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30'
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.