Chính sách tiền tệ năm 2015: Thành công nhưng đóng góp chưa nhiều
Đây có phải là tín hiệu tốt cho nền kinh tế trong năm 2016 hay không ? Vấn đề này đã được đại biểu Quốc hội Bùi Đức Thụ (đoàn Lai Châu), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội trao đổi với phóng viên bên lề Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24/11.
Đại biểu Bùi Đức Thụ cho rằng, một trong những chỉ tiêu quan trọng của Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 là lạm phát với chỉ số CPI dưới 5%.Mục tiêu này là ổn định kinh tế vĩ mô; đặc biệt là ổn định môi trường kinh doanh. Nếu lạm phát cao sẽ dẫn đến sự bất ổn, dẫn đến tái phân phối trong nước rất lớn.
Sự thắng lợi của kiềm chế, bội chi ngân sách, tạo dấu ấn ổn định của kinh tế vĩ mô chính là lạm phát thấp, tăng trưởng ổn định.
Để đánh giá tín nhiệm của kinh tế Việt Nam, một trong những yếu tố các tổ chức quốc tế đánh giá là: nợ công là yếu tố kéo giảm bậc nhưng việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát lại là yếu tố tăng bậc; cải cách hành chính là yếu tố tăng bậc…
Theo đại biểu, việc góp phần quan trọng duy trì lạm phát thấp là đảm bảo đời sống của người dân nói chung và người hưởng lương nói riêng.Giá thấp như hiện nay, tiền lương thực tế, thu nhập thực tế ổn định. Nếu như lương của cán bộ công chức người hưởng lương tăng được 1-2% nhưng giá tăng lên đến 10% thì tiền lương thực tế giảm.
"Người không hưởng lương như nông dân thì cũng cần ổn định một số mặt hàng như: lương thực, thực phẩm… cũng có ý nghĩa để ổn định đời sống. Lạm phát thấp, đấy là mặt tích cực", đại biểu nói.
Tuy nhiên, phân tích về việc duy trì lạm phát thấp, đại biểu Bùi Đức Thụ cũng cho rằng có mặt ảnh hưởng, đặc biệt là sử dụng chính sách tiền tệ với tư cách là công cụ không chỉ ổn định kinh tế vĩ mô mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế vĩ mô. Việc ổn định là rõ, nhưng góp phần thúc đẩy kinh tế vĩ mô còn hạn chế. Trong điều kiện vốn của nền kinh tế là rất lớn; đầu tư nước ngoài, vay ưu đãi có giới hạn. Nhất là khi Việt Nam đã thoát ra khỏi nước nghèo.Nguồn đầu tư trong nước còn hạn chế, chính sách tài khóa của chúng ta hết dư địa, bởi bội chi tăng luôn luôn cao đến hàng chục năm nay, nợ công thì sát trần, dư địa để nới lỏng tài khóa tăng, tăng vốn để thúc đẩy kinh tế là không được phép.
Nhìn vào chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát ở mức như hiện nay thì tôi cho rằng, lạm phát sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế - đại biểu Bùi Đức Thụ phân tích.
Theo đại biểu Bùi Đức Thụ, năm 2015, dự kiến dư nợ tín dụng tăng ở mức 17% so với năm 2014."Tôi cho rằng, việc tăng này dẫn đến nền kinh tế khát vốn. Vì vậy, theo tôi, bên cạnh ổn định kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thì chỉ số lạm phát cũng được điều hành ở mức hợp lý để góp phần lớn hơn trong việc thúc đẩy kinh tế. Như vậy, có thể nói chính sách tiền tệ của năm 2015 chúng ta có thành công nhưng đóng góp trong việc thúc đẩy kinh tế chưa được nhiều” - đại biểu Bùi Đức Thụ nhấn mạnh./.
Thúy Hiền/BNEWS/TTXVNTin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.