Chính sách về nộp thuế có khiến doanh nghiệp ngành dệt may gặp khó?
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, hiệp hội đã nhận được nhiều kiến nghị của doanh nghiệp thành viên về những bất cập trong Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mặc dù nghị định này chưa triển khai đại trà và mới chỉ thực hiện ở một số đơn vị.
Theo Vitas, Nghị định 18/2021/NĐ-CP có nhiều điểm rõ ràng, minh bạch, song chính sách về nộp thuế khiến doanh nghiệp ngành dệt may gặp khó.
Theo đó, tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định, sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu.
Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ và kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ.
Ngoài ra, sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ phải kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, chính sách trên có thể khiến một đối tượng hàng hóa phải chịu nộp thuế hai lần của hai doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra, nhưng đồng thời, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm tại chỗ cũng phải nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm này.
Trong khi đó, hàng nhập khẩu tại chỗ sử dụng để sản xuất xuất khẩu (thường gọi là FOB) sau cùng cũng xuất ra nước ngoài, không tiêu thụ trong thị trường Việt Nam thì theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu phải được miễn thuế.
Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Dệt may cũng cho hay, cho dù thuế đã nộp sau đó sẽ được hoàn lại khi chứng minh là thực sự xuất khẩu nhưng vẫn rất bất cập.
Chính sách này không khuyến khích hàng sản xuất xuất khẩu mà gây ra sự bất bình đẳng giữa hàng gia công xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu.
Hàng nhập khẩu tại chỗ để gia công xuất khẩu được miễn thuế mà hàng nhập tại chỗ để sản xuất xuất khẩu lại không được miễn thuế.
Điều này khiến cho các doanh nghiệp lựa chọn hình thức gia công thay vì tìm cách nâng cao vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng, đi ngược lại chiến lược phát triển của ngành.
Hiệp hội Dệt may cũng cho rằng, các bất cập ở chính sách thuế đã từng có với ngành dệt may trước đây như việc doanh doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu không mất thuế, còn doanh nghiệp sử dụng sợi trong nước khi xuất khẩu phải nộp 10% thuế VAT.
Sau khi chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, doanh nghiệp sẽ được hoàn lại 10%. Dù được hoàn lại, song thời gian hoàn thuế cho số tiền doanh nghiệp đã tạm ứng này rất lâu và khiến doanh nghiệp bị treo một khoản tiền tương đối lớn, lãng phí tài chính của các doanh nghiệp.
Chia sẻ thêm về nghị định trên, đại diện Công ty cổ phần Tex-Giang cho biết, việc nộp ngay thuế nhập khẩu để sản xuất hàng khiến cho doanh nghiệp phải có khoản tiền ứng trước.
Điều này dẫn đến việc chính sách không khuyến khích doanh nghiệp chủ động sản xuất hàng xuất khẩu mà quay trở lại làm gia công cho các đối tác và điều này cho thấy sự không công bằng giữa hai loại hình này.
Hơn nữa, việc treo tiền thuế trong gần 1 năm mới có thể hoàn lại tạo ra lãng phí lớn về tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp cũng phải có nhân lực, dành thời gian để theo dõi và thực hiện thủ tục hải quan, gây tốn nguồn lực, công sức của doanh nghiệp.
Hiện, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và nhiều nguy cơ bùng phát tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ngành dệt may đang vừa sản xuất, vừa chống dịch bệnh.
Các doanh nghiệp ngành này cũng đang rất nỗ lực để có đơn hàng và hoàn thành đơn hàng đúng thời hạn.
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều gói hỗ trợ nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thể tiếp cận do các điều kiện không phù hợp.
Theo bà Trần Tường Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ, hiện nay, đơn vị đang đặt mức cao nhất trong việc phòng chống dịch bệnh; trong đó có các giải pháp về sát khuẩn, khử khuẩn, tuyên truyền và trang bị cho người lao động thực hiện quy tắc 7K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế, kiểm soát biên giới, khu cách ly an toàn)...
Việc này đã tốn của doanh nghiệp một khoản kinh phí lớn, song không thể không thực hiện vì tính an toàn để sản xuất, cung ứng hàng.
"Chính sách thuế thực hiện sẽ khiến doanh nghiệp phải có trước tiền tạm ứng thuế rồi sau đó lại làm các thủ tục để hoàn lại. Thời gian để thực hiện các thủ tục hoàn thuế rất lâu, từ 6-8 tháng. Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng dòng tiền, giảm sức cạnh tranh, đặc biệt trong khi COVID-19 đang tiếp tục phức tạp", bà Trần Tường Anh nói.
Trước phản ánh của doanh nghiệp, Vitas đã gửi văn bản kiến nghị lên Chính phủ sửa đổi quy định, cho phép miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo sự bình đẳng giữa hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn thay vì khuyến khích gia công.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, thống kê các quy định gây mâu thuẫn, chồng chéo, từ đó, đề xuất phương án xử lý, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định để tháo gỡ...
Với sự quyết liệt trong chỉ đạo từ Chính phủ, hi vọng các chính sách sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng vững trước đại dịch COVID-19.../.
Tin liên quan
-
Tài chính
Tăng quản lý thuế cho thuê căn hộ chung cư: Áp lực có đè lên người thuê nhà?
18:30' - 27/05/2021
Nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước, một số địa phương lớn như: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh vừa tăng cường việc quản lý thuế đối với hoạt động cho thuê căn hộ chung cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định UKVFTA: Ban hành biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi
21:19' - 24/05/2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 53/2021/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA.
-
Kinh tế Việt Nam
Philippines giảm thuế với gạo nhập khẩu: Cơ hội gì cho Việt Nam?
12:18' - 23/05/2021
Bộ Công Thương cho biết, việc Philippines giảm thuế đối với gạo nhập khẩu sẽ mở thêm cơ hội để Việt Nam tiếp tục cung cấp gạo ổn định cho Philippines.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15' - 22/11/2024
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30' - 22/11/2024
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.