Chính thức đưa vào khai thác cao tốc Vân Đồn-Móng Cái
Sáng 1/9, UBND tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Sun Group chính thức khánh thành và đưa vào khai thác cao tốc Vân Đồn – Móng Cái sau hơn 2 năm tổ chức thi công tích cực. Đây là đoạn tuyến cuối cùng của chuỗi cao tốc dọc tỉnh Quảng Ninh. Thêm tuyến đường này, Quảng Ninh có 176km đường cao tốc, chiếm 1/6 tổng số km đường cao tốc cả nước đã đi vào khai thác. Đến tháng 7/2022, cả nước hiện có 1.046 km đường cao tốc.
Tham dự và phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, quá trình lập dự án, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thi công tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do thể chế, cơ chế, chính sách chưa được hoàn thiện; các cơ quan chức năng còn có ý kiến khác nhau; đường quốc lộ nhưng do địa phương, doanh nghiệp thực hiện... Bên cạnh đó, các vấn đề kỹ thuật khác như về độ cao cầu; vấn đề khai thác của nhà đầu tư thế nào khi địa phương cùng đầu tư; việc triển khai đoạn cuối của tuyến cao tốc trong điều kiện có dịch COVID-19…
Tuy nhiên, tất cả những khó khăn đó đã được tỉnh Quảng Ninh đề xuất và Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các nhà tư vấn, nhà đầu tư, nhà thầu, Hội đồng thẩm định nhà nước chung tay tháo gỡ, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật... để đến hôm nay tuyến cao tốc này được khánh thành và thông xe toàn tuyến.
Theo Thủ tướng, tuyến đường cao tốc kết nối vùng rộng lớn, đưa Quảng Ninh ngày càng trở thành điểm trung chuyển chiến lược trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc, Khu vực hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt - Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy liên kết vùng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc hoàn thành tuyến đường cao tốc cuối cùng để kết nối vùng là thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông nhất là xây dựng hệ thống đường cao tốc; góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về giao thông.Tuyến đường có vai trò, ý nghĩa tạo động lực, không gian phát triển mới cho vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó có tỉnh Quảng Ninh; thực hiện thành công mô hình hợp tác công tư về đầu tư phát triển hạ tầng ở một địa phương; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển khu công nghiệp, khu đô thị nơi có đường cao tốc đi qua, nâng cao đời sống cho người dân; phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và các tỉnh thành có tuyến cao tốc đi qua, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, phát triển nhanh, phát triển bền vững.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, sau lễ khánh thành, bắt đầu từ 15h cùng ngày, các phương tiện giao thông sẽ được phép di chuyển trên tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái và ngược lại.
Cụ thể, theo các quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 31/8/2022 về việc công bố đưa cao tốc Vân Đồn - Móng Cái và đoạn cao tốc thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ cảng hàng không Quảng Ninh đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn vào khai thác, UBND tỉnh đã thống nhất thời gian khai thác bắt đầu từ 15h ngày 1/9.Trong đó, tốc độ quy định cụ thể tại từng đoạn tuyến gồm: Đoạn cao tốc từ nút giao Đoàn Kết đến nút giao Bình Dân (huyện Vân Đồn) dài 11,5km sẽ khai thác vận tốc tối đa 100km/h, vận tốc tối thiểu 60 km/h; Đoạn cao tốc Vân Đồn – Móng Cái dài 79,38 km sẽ khai thác vận tốc tối đa 120km/h, vận tốc tối thiểu 60 km/h. Vận tốc tại nút giao và các nhánh ra vào đường cao tốc vận hành theo hệ thống báo hiệu đường bộ (theo Phương án tổ chức giao thông được duyệt tại quyết định ngày 23/8/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh).
Điểm đáng chú ý là, để tri ân sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của nhân dân trong quá trình thi công tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo chủ đầu tư (Tập đoàn Sun Group) không thu phí trên tuyến cao tốc này đến hết 30/9 năm nay.Tuyến đường dài 80 km, điểm đầu gần sân bay quốc tế Vân Đồn và điểm cuối đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân 2 (thành phố Móng Cái) với tổng vốn đầu tư gần 13.000 tỷ đồng bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và tình hình tài chính cho nhà đầu tư tư nhân. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh tách tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái thành 2 dự án độc lập. Cụ thể, đoạn Vân Đồn - Tiên Yên (khoảng 16km) do UBND tỉnh Quảng Ninh đầu tư. Đoạn còn lại, dài trên 60 km, từ Tiên Yên đi Móng Cái do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư. Khi đưa vào sử dụng sẽ kết nối với cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái tạo thành tuyến cao tốc dài nhất cả nước với gần 600 km.
Chủ đầu tư tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (Tập đoàn Sun Group) cho biết, đây là tuyến giao thông được thiết kế đường dài 79,38km, rộng 25,25m với 4 làn xe, vận tốc tối đa 120km/h có 35 cầu trên toàn tuyến, đi qua các địa phương Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái. Trong giai đoạn đầu khai thác, do chưa quen đường, người dân cần tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông, giữ đúng khoảng cách, tốc độ theo quy định.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải sẽ giao các tỉnh mở rộng cao tốc từ Tp. Hồ Chí Minh đi Mỹ Thuận
17:53' - 30/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại buổi họp ngày 22/8 về dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận.
-
Tài chính & Ngân hàng
Còn 7.200 tỷ đồng cần giải ngân cho cao tốc Bắc - Nam trong năm 2022
09:13' - 28/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân hết số vốn đầu tư công bố trí cho dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1 (2017-2020) trong năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý nhà thầu yếu kém làm chậm tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam
09:19' - 26/08/2022
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu xử lý nghiêm các nhà thầu yếu kém theo đúng quy định của hợp đồng và quy định pháp luật và xem xét không cho tham gia các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.