"Chính trị hóa" đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc
Ngày 21/5/2021, trang mạng của Trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) đã đăng bài bình luận của tác giả Dylan MH Loh (Phó Giáo sư thuộc Đại học Kỹ thuật công nghệ Nanyang Singapore - NTU) và tác giả Karyn Liow về sự chính trị hóa đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc. Nội dung như sau:
Mối quan tâm toàn cầu về các đồng tiền điện tử và sự phát triển của các đồng tiền kỹ thuật số tư nhân đã buộc các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới phải xem xét phát triển các loại tiền tệ kỹ thuật số quốc gia của riêng họ.
Trung Quốc đang đi trước thế giới với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Cuộc đua ra mắt đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới (CBDC) và sự “chính trị hóa” của CBDC báo hiệu sự khởi đầu của một cuộc cạnh tranh tinh vi giữa các nền kinh tế lớn.
Đại dịch COVID-19 đã góp phần thúc đẩy sự “xoay trục” mạnh mẽ xa rời dần việc sử dụng các đồng tiền vật lý để tiến sang các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Điều này, cùng bối cảnh các đồng tiền kỹ thuật số đang dần “trưởng thành”, mang lại động lực mạnh mẽ để các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới nghiêm túc suy nghĩ, cân nhắc về việc phát hành các đồng tiền kỹ thuật số quốc gia của chính mình.
Ở khía cạnh này, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc phát triển đồng tiền kỹ thuật số quốc gia, đó là Tiền Kỹ thuật số/Thanh toán Điện tử (DCEP), hay còn gọi là đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã bắt đầu việc nghiên cứu về đồng nhân dân tệ kỹ thuật số từ năm 2014.
Sau đó 3 năm, ngân hàng này đã thành lập Viện Nghiên cứu Tiền Kỹ thuật số và sau đó là tạo ra đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của mình.
* Các dự án thử nghiệm của Trung Quốc
Một loạt dự án thử nghiệm tại Trung Quốc đã cho phép người dân ở một số thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thâm Quyến và Tô Châu sử dụng tiền kỹ thuật số cho cả hình thức giao dịch trực tuyến và ngoại tuyến.
Sáu ngân hàng nhà nước lớn ở thành phố trung tâm thương mại Thượng Hải của Trung Quốc đang làm việc với PBOC để thúc đẩy việc sử dụng DCEP như một giải pháp thay thế cho các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt hiện có là Alipay và WeChat Pay.
Một cuộc thử nghiệm về đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hiện cũng đang được tiến hành tại 10 khu vực gồm Thâm Quyến, Tô Châu, Thành Đô, Bắc Kinh (Khu vực Mới Xiong’An), Thượng Hải, Hải Nam, Trường Sa, Tây An, Thanh Đảo và Đại Liên. Được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trong nước nhanh chóng, ngay lập tức, các dự án thử nghiệm đã kiểm tra tính ổn định và việc dễ dàng sử dụng của đồng DCEP.
CBDC của Trung Quốc cũng hứa hẹn sẽ giải quyết những lo ngại về quy định lâu năm như “chảy máu” các dòng vốn ra khỏi các quốc gia, rửa tiền, trốn thuế và tài trợ khủng bố. Kể từ tháng 4/2021, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số đã được chi tiêu trong các cửa hàng như Starbucks và McDonald’s, cũng như các doanh nghiệp tư nhân khác như JD.com.
Sự vượt trội của các thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số tại Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đối tượng là người dùng trong nước. PBOC gần đây đã hợp tác với Cơ quan Tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) để giám sát các thử nghiệm thanh toán bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số xuyên biên giới.
Trung Quốc cũng có ý định cho phép các vận động viên nước ngoài sử dụng DCEP trong Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh vào tháng 2/2022. Với những thử nghiệm hiện tại và trong thời gian tới, có khả năng Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên tung ra một đồng tiền CBDC.
* Những phản ứng của khu vực về đồng tiền CDBC của Trung Quốc
Sự phát triển nhanh chóng của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số Trung Quốc đã làm gia tăng những lo ngại xung quanh vấn đề quyền riêng tư, vấn đề an ninh quốc gia và sức mạnh chính trị tại phương Tây, với những “tiếng chuông cảnh báo” lớn tại Washington và các quốc gia đối tác gần gũi của Mỹ.
Bất chấp những cam kết, trấn an từ cả PBOC và cựu Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên rằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được sử dụng trong nước thay vì lưu hành trên toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ ngày càng cảnh giác với thách thức do động lực từ các nỗ lực phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc gây ra.
Trong khi các quan chức từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cho rằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc chưa phải là một đối thủ nghiêm trọng đối với đồng USD, thì các thành viên đảng Cộng hòa bảo thủ lại xem sự phát triển của đồng tiền này là “nỗ lực dài hạn” của Trung Quốc nhằm biến đồng tiền này trở thành đồng tiền dự trữ thống trị của thế giới. Trên thực tế, nhà sử học Niall Ferguson đã gọi đồng DCEP là “thách thức sống còn tiềm năng” đối với quyền bá chủ tài chính kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ.
Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách ở vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng dần bắt đầu thể hiện một sự cấp bách tương tự. Đồng minh thân cận của Mỹ trước đây đã từng coi đồng nhân dân tệ kỹ thuật số “không gì khác hơn là một tác phẩm tuyên truyền và chiêu trò quảng cáo từ Bắc Kinh”. Tuy nhiên, việc Trung Quốc triển khai cụ thể và mạnh mẽ đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của mình đã khiến ngân hàng trung ương Đài Loan ngày càng coi đây là một mối đe dọa về an ninh.
Đáng ngạc nhiên là phản ứng của Nhật Bản đối với sự phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc lại có phần trái chiều. Các quan chức Nhật Bản đã không đánh giá cao khả năng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc có thể đe dọa vị thế của đồng USD ngay cả khi họ thừa nhận rằng Trung Quốc có “lợi thế đi đầu” trong việc phát hành một loại tiền kỹ thuật số quốc gia.
* Sự lan tỏa toàn cầu của các đồng tiền CBDC và sự chính trị hóa
Sự hăng hái của Trung Quốc đã thúc đẩy các quốc gia khác đẩy nhanh các kế hoạch CBDC của riêng họ. Bất chấp những tuyên bố ban đầu từ Chủ tịch Yang Jinlong của Ngân hàng Trung ương Đài Loan (Trung Quốc) rằng Đài Loan “không vội vàng tung ra một loại tiền kỹ thuật số”, hòn đảo này đã triển khai thử nghiệm đồng CBDC bán lẻ của riêng mình vào tháng 9/2020.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng đã xác nhận có kế hoạch triển khai đồng yen kỹ thuật số. Tương tự, đồng yen kỹ thuật số hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, giai đoạn này dự kiến được thực hiện cho đến tháng 3/2022.
Vào tháng 2/2021, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, đồng USD kỹ thuật số là một “dự án có độ ưu tiên cao”. Mặc dù Mỹ khó giành chiến thắng trong cuộc đua phát triển đồng tiền kỹ thuật số có chủ quyền của riêng mình, nhưng chính quyền ông Biden gần đây đã tăng cường giám sát chặt chẽ các kế hoạch đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc.
Trong khi đó, các quốc gia thành viên ASEAN riêng lẻ cũng đã tăng cường nỗ lực để tung ra những loại tiền kỹ thuật số quốc gia của riêng họ ngay cả khi hiện có khoảng cách lớn về thời điểm phát triển.
Những sự phát triển đáng chú ý bao gồm Dự án Bakong của Campuchia, Dự án Inthanon của Thái Lan và Dự án Ubin của Singapore. Các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia và Philippines vẫn đang trong quá trình nghiên cứu tính khả thi ban đầu.
Tuy nhiên, sự khác biệt về quan điểm giữa các quốc gia thành viên ASEAN đối với tiền tệ kỹ thuật số đã ngăn cản việc có được một “vị thế mang tính tập thể” của khối này đối với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc.
Ví dụ, ngân hàng trung ương Thái Lan đang hợp tác với Trung Quốc, Hong Kong và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Ngoài ra, ngân hàng trung ương và cũng là cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) đã hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ với PBoC để trao đổi kiến thức và chuyên môn liên quan đến CBDC.
* Định nghĩa lại khái niệm tiền tệ?
Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật số, có lẽ không tránh khỏi việc những sự phát triển vượt trội nhanh chóng đồng CBDC của Trung Quốc đã vấp phải một số lo ngại từ phía Washington và các đồng minh của Mỹ. Trên thực tế, tiến triển nhanh chóng của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hứa hẹn không chỉ việc “tái định hình” các hình thức thanh toán hiện tại mà còn là việc “tái định nghĩa” lại chính bản thân đồng tiền.
Ngoài yếu tố phức tạp về kỹ thuật, điều có lẽ lớn hơn là việc làm thế nào để đồng CBDC của Trung Quốc có thể cho phép Bắc Kinh truy vết, giám sát và theo dõi các giao dịch tài chính ở cấp độ chi tiết cụ thể.
Điều này khiến CBDC trở thành một mô hình hấp dẫn cho các quốc gia khác làm theo – có lẽ sẽ giúp mở rộng sự ảnh hưởng tài chính trong khu vực của Trung Quốc. Khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới nắm bắt được những tác động rộng lớn hơn về kỹ thuật công nghệ chuỗi khối (blockchain), sự “chính trị hóa” và cạnh tranh của các đồng CBDC đã bắt đầu diễn ra nhanh chóng./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc mời thầu thử nghiệm chức năng của đồng tiền điện tử
13:36' - 24/05/2021
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) thông báo kế hoạch triển khai thử nghiệm chức năng của đồng tiền kỹ thuật số do một ngân hàng trung ương phát hành.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ hòa giải thương mại với châu Âu, trì hoãn đàm phán với Trung Quốc
06:30' - 24/05/2021
Sau hơn 100 ngày lên nắm quyền, Tổng thống Joe Biden đã bắt đầu chuyển trọng tâm sang đàm phán thương mại với các nước khác sau khi thúc đẩy chống dịch và kích thích kinh tế trong nước.
-
Tài chính
Chuyên gia: Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số không thay thế vị thế đồng USD
11:49' - 23/05/2021
Trung Quốc chưa bao giờ đặt mục tiêu thách thức vị thế của đồng USD như đồng tiền dự trữ quốc tế khi phát triển đồng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kêu gọi EU "từ bỏ cách tiếp cận đối đầu"
17:28' - 21/05/2021
Trung Quốc đã chỉ trích EU có "cách tiếp cận đối đầu" sau khi các nghị sĩ thuộc Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu từ chối việc xem xét thỏa thuận đầu tư giữa EU-Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37'
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21'
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11'
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35'
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24'
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05'
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26'
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.