Chính trường Nhật Bản: Lập trường phản đối năng lượng hạt nhân lung lay
Trong số nhiều ứng cử viên trong cuộc đua giành quyền lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền – nhà lãnh đạo của đảng LDP sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản - lập trường chính sách phản đối năng lượng hạt nhân đang dần phai nhạt.
Một số ứng cử viên từng được biết đến là những người không ủng hộ năng lượng hạt nhân đang thay đổi lập trường của mình. Vì sao điều này lại xảy ra? Trên thực tế, nhu cầu năng lượng toàn cầu có khả năng tăng mạnh, do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và nhu cầu xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu hơn để cung cấp năng lượng cho công nghệ này.Bộ trưởng Kỹ thuật số Nhật Bản, Taro Kono, người đã tuyên bố ứng cử trong cuộc đua giành quyền lãnh đạo đảng LDP vào hôm 27/8, cảnh báo: “Liên quan đến năng lượng, sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế nếu các công ty quyết định chuyển trung tâm dữ liệu của họ ra khỏi Nhật Bản và đầu tư vào AI ở các quốc gia khác, chỉ vì Nhật Bản không có khả năng cung cấp điện. Ưu tiên là đảm bảo khả năng cung cấp điện nói chung".Đảng LDP từ lâu đã ủng hộ năng lượng hạt nhân, nhưng ông Kono được biết đến là một trong những “người hoài nghi”, ngay cả trước khi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 vào năm 2011. Sau thảm họa này, ông Kono đã đồng lãnh đạo một nhóm lưỡng đảng nhằm chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạt nhân của đất nước.Trước đây, ông Kono nghĩ rằng nhu cầu năng lượng chung của Nhật Bản sẽ giảm do tỷ lệ sinh giảm và cải thiện công nghệ tiết kiệm năng lượng. Ông từng nói rằng năng lượng tái tạo sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, giờ đây, quan điểm của ông Kono dường như đã thay đổi.Cựu Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi, người dự kiến sẽ tuyên bố ứng cử vào cuộc đua tranh vị trí lãnh đạo đảng LDP vào cuối tuần này, cũng từng có lập trường phản đối năng lượng hạt nhân.Phát biểu trong cuộc họp báo nhậm chức Bộ trưởng Môi trường vào tháng 9/2019, ông Koizumi nói: "Nhật Bản không bao giờ có thể để xảy ra một vụ tai nạn hạt nhân lớn nào nữa". Vào thời điểm đó, ông Koizumi cho rằng Nhật Bản có thể sẽ phải hứng chịu những trận động đất lớn hoặc các thảm họa thiên nhiên khác, bao gồm cả bão mạnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc dựa vào năng lượng hạt nhân là rất rủi ro. Ông nhấn mạnh Nhật Bản nên hướng tới một tương lai năng lượng tái tạo mà không cần năng lượng hạt nhân.Tuy nhiên, trong một chương trình phát thanh của hãng tin Nikkei vào tháng trước, ông Koizumi đã cho thấy có sự thay đổi trong suy nghĩ của mình.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.