Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
Mức thuế cao đối với người lao động của châu Âu làm xói mòn giá trị của vốn con người, dẫn đến thị trường lao động kém năng động hơn. Trong bối cảnh đó, việc giảm thuế suất – không đơn thuần là chuyển thuế từ nguồn này sang nguồn khác, mà ở đó người lao động châu Âu cần đưa nền kinh tế của khối thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện tại.
Có sự khác biệt rõ rệt trong hệ thống thuế giữa các quốc gia công nghiệp phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ví dụ, trong nhóm các quốc gia này, trung bình một người lao động ở Đan Mạch làm việc ít hơn khoảng 650 giờ mỗi năm so với đồng nghiệp ở Hy Lạp và ít hơn 750 giờ so với người lao động ở Mexico, tương đương với việc giảm hơn 81 và 90 ngày làm việc 8 giờ mỗi năm. Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến những sự khác biệt này, thuế đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về mức độ tham gia vào thị trường lao động và số giờ làm việc giữa các quốc gia.Thuế cao làm suy yếu động lực làm việc, khiến mọi người làm việc ít giờ hơn, nghỉ phép dài hơn, nghỉ hưu sớm hơn và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động phi thị trường như làm việc nhà và chăm sóc trẻ em. Vì lao động là thành phần quan trọng của mọi hoạt động kinh tế nên việc đánh thuế quá mức sẽ làm giảm sản lượng kinh tế chung. Hơn nữa, thuế suất cao làm nản tinh thần kinh doanh và việc thành lập các doanh nghiệp mới, cả hai đều cần thiết cho tăng trưởng năng suất trong dài hạn.Trong một bài báo năm 2004, "Tại sao người Mỹ làm việc nhiều hơn người châu Âu?", nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Edward Prescott đã kết luận rằng "hầu như tất cả những khác biệt lớn giữa nguồn cung lao động của Mỹ và của Đức và Pháp đều là do sự khác biệt trong hệ thống thuế".Một khối lượng lớn các nghiên cứu sau đó đã được xây dựng dựa trên những phát hiện của nhà kinh tế Prescott, xác nhận mối quan hệ tiêu cực mạnh mẽ giữa thuế đánh vào tiền lương và thời gian dành cho công việc. Ví dụ, trong bản tóm tắt tài liệu, các chuyên gia Scott Hodge và Bryan Hickman tuyên bố rằng "hầu hết các nghiên cứu kinh tế có liên quan đã chứng minh mối quan hệ tiêu cực giữa chênh lệch thuế và việc làm". Chênh lệch thuế thể hiện sự khác biệt giữa tổng chi phí lao động mà người sử dụng lao động chi ra và thu nhập ròng mà người lao động nhận được sau thuế.Để minh họa mối quan hệ giữa thuế và lao động, số giờ làm việc trung bình tại 37 quốc gia thành viên OECD, cùng với tổng mức thuế suất thực tế đối với người lao động không có người phụ thuộc vào năm 2019 (năm gần nhất có dữ liệu cho cả hai yếu tố), cho thấy rằng việc giảm 1% mức thuế suất có thể dẫn đến việc tăng trung bình 50 giờ làm việc, tương đương với khoảng 6 ngày làm việc.Một người lao động độc thân trung bình không có người phụ thuộc ở các quốc gia OECD phải đối mặt với mức thuế suất trung bình bao gồm thuế thu nhập và tiêu dùng là 41%. Tại 22 quốc gia EU cũng là thành viên của OECD, gánh nặng thuế trung bình tăng lên 47%, trong khi ở Mỹ là 32%. Sự chênh lệch này tương đương với việc người lao động ở Mỹ phải đóng ít hơn khoảng 12.000 USD tiền thuế hàng năm so với những người lao động tương đương ở các quốc gia châu Âu.Tiếp theo: Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
- Từ khóa :
- oecd
- kinh tế mỹ
- châu âu
- Mario Draghi
- cạnh tranh châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai năng lượng châu Âu sau khi Nga “đóng van” khí đốt
16:37' - 16/11/2024
Ngày 15/11, Nga thông báo với Áo về việc nước này sẽ dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine, đánh dấu bước tiến gần hơn tới việc chấm dứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Moskva sang châu Âu.
-
Hàng hoá
Giá khí đốt châu Âu tăng lên mức cao nhất trong 12 tháng
15:18' - 15/11/2024
Giá khí đốt kỳ hạn trên sàn giao dịch TTF Hà Lan, loại khí đốt tiêu chuẩn cho châu Âu, đã tăng 5% vào đầu ngày 15/11.
-
Kinh tế & Xã hội
Phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu
21:46' - 14/11/2024
Cảnh sát tại nhiều nước châu Âu đã bắt giữ 43 người và thu giữ 520 triệu euro trong mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu.
-
Kinh tế và pháp luật
Apple đối mặt với án phạt mới từ châu Âu
12:25' - 06/11/2024
Apple sắp phải đối mặt với án phạt của cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) theo quy định của khối này, nhằm hạn chế quyền lực của các tập đoàn công nghệ lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng leo thang quanh vấn đề thuế quan xe điện của châu Âu
06:30' - 06/11/2024
Động thái của EC có thể làm trầm trọng xung đột thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu và nhiều khả năng kích hoạt sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30'
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Tài chính khí hậu: Nguyên tắc, tính công bằng và sự chia sẻ
05:30' - 17/11/2024
Đóng góp tài chính cho các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu là một cách để các quốc gia có thể góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu một cách hiệu quả.
-
Phân tích - Dự báo
Lý giải vị thế thống trị của USD
06:30' - 16/11/2024
Từ dầu mỏ đến vàng, hầu như mọi thứ đều được định giá và giao dịch bằng USD. Tính thanh khoản của USD là vô song, khiến nó trở thành đồng tiền mặc định cho các thị trường trên toàn thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau việc các hãng xe điện Trung Quốc hướng đến châu Phi
05:30' - 16/11/2024
Ai Cập đã thu hút được lượng đầu tư lớn từ Trung Quốc, đặc biệt là vào Khu kinh tế kênh đào Suez khi các công ty tìm kiếm tuyến đường ngắn hơn đến các nước châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ sẽ sớm “cất cánh”?
06:30' - 15/11/2024
Việc ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng khiến những người theo đuổi chiến dịch bảo vệ khí hậu băn khoăn nhưng lại đưa đến sự tự tin cho các công ty dầu mỏ đang lo ngại về một tương lai không phát thải.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc cạnh tranh ngầm giữa các cường quốc về xây dựng tiêu chuẩn toàn cầu
05:30' - 15/11/2024
Trong các tổ chức tiêu chuẩn hóa, việc áp đặt một tiêu chuẩn đến từ sự cân bằng tinh tế giữa sự nhượng bộ đối với đối thủ cạnh tranh và sự kiên định trong các vấn đề then chốt.