Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP không phải gói tín dụng
Từ ngày 1/4/2019 mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng đối với các khoản vay dư nợ trong năm 2019 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 (Nghị định 100) về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm.
Xung quanh câu chuyện này, ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có những chia sẻ với báo chí.
BNEWS: Thưa ông, cơ sở nào để đưa ra mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội là 4,8%/năm?
Ông Nguyễn Văn Lý: Theo tính toán của chúng tôi, cho vay nhà ở xã hội là chương trình cho vay dài hạn, Chính phủ cũng đã đặt ra nguyên tắc khung là lãi suất cho vay nhà ở xã hội tối đa bằng hoặc không vượt quá 50% lãi suất của các tổ chức tín dụng cho vay cùng loại với kỳ hạn trung và dài hạn. Trên cơ sở đó, với lãi suất hiện nay của các tổ chức tín dụng có tham gia cho vay nhà ở xã hội là 5%/năm nên Ngân hàng Chính sách Xã hội tính toán, đề xuất các bộ, ngành trình Chính phủ mức lãi suất cho vay năm 2019 là 4,8%/năm.Lãi suất cho vay nhà ở xã hội được Chính phủ ban hành theo từng năm và lãi suất cho vay trong năm nay ở mức như vậy là hợp lý.
BNEWS: So với các chương trình tín dụng cho vay nhà ở mà ngân hàng từng triển khai, thì chương trình cho vay nhà ở xã hội lần này có những điểm gì khác biệt, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Lý: Ngân hàng Chính sách Xã hội đã từng triển khai cho vay các chương trình tín dụng liên quan đến nhà ở như chương trình cho vay nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg; cho vay nhà ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long; cho vay hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; và cho vay nhà ở với đối tượng chính sách và có công với cách mạng. Điểm khác cơ bản là cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100 không phải gói tín dụng, mà là một chương trình dài hơi, nguồn vốn không hạn định, hàng năm Chính phủ ưu tiên cân đối ngân sách để bố trí vốn sang Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện. Chương trình cho vay này còn thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước để đảm bảo các tiêu chí về nhà ở trong an sinh xã hội. Chúng tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, chương trình cho vay nhà ở xã hội sẽ trở thành một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội. BNEWS: Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có sự chuẩn bị nguồn vốn như thế nào thưa ông? Ông Nguyễn Văn Lý: Trong quá trình triển khai cho vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng không gặp nhiều khó khăn và nếu có thì tự khắc phục và vượt qua. Vấn đề lớn nhất hiện nay mà chúng tôi tổng hợp theo các kiến nghị của địa phương, các đoàn giám sát là cần phải tăng thêm nguồn vốn. Theo tính toán của Bộ Xây dựng, từ năm 2000-2020, tổng nhu cầu nguồn vốn này khoảng trên dưới 18.000 tỷ đồng, nhưng hiện nay, ngân sách mới bố trí được hơn 2.000 tỷ đồng. Năm 2018, Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân gần 1.000 tỷ đồng.Dự kiến năm 2019, Chính phủ bố trí nguồn vốn 663 tỷ đồng, chúng tôi huy động đối ứng thêm một nửa nữa là có tổng nguồn vốn 1.326 tỷ đồng, nhưng hiện Bộ Tài chính vẫn chưa bố trí được nguồn vốn.
Với khả năng của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nếu có vốn, chúng tôi có thể giải ngân mỗi tháng 20.000-30.000 nghìn tỷ đồng mà không khó khăn gì. Nhưng do nguồn vốn chưa bố trí được nên việc giải ngân cho vay cũng ít. BNEWS: Thưa ông, với chương trình này, Ngân hàng Chính sách Xã hội có lường trước những rủi ro và có giải pháp gì để hạn chế rủi ro? Quy trình kiểm soát cho vay được thực hiện như thế nào để nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, thưa ông? Ông Nguyễn Văn Lý: Hoạt động tín dụng luôn có kèm rủi ro, chúng tôi cũng đã lường trước và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động hàng kỳ nhằm bảo toàn nguồn vốn của Chính phủ. Hiện nay, nợ quá hạn thực hiện các chương trình cho vay của toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội chỉ chiếm 0,42% tổng dư nợ. Riêng hoạt động cho vay nhà ở xã hội, chúng tôi có xác định sẽ có rủi ro nên đã trích lập dự phòng. Nếu người vay gặp rủi ro, chúng tôi sẽ căn cứ mức độ rủi ro để xử lý công khai theo đúng quy định của ngành. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội có quy trình, thủ tục cho vay rõ ràng, bình xét cho vay từ dưới cơ sở, đảm bảo dân chủ, công khai. Qua đó, các hội đoàn thể có thể giám sát và phản biện cho chính quyền địa phương, công khai đối tượng được vay trên bảng treo tại điểm giao dịch xã, phường. Với trường hợp vay vốn nhiều lần như sửa chữa nhà, chúng tôi phát vốn và nghiệm thu theo từng công đoạn. Với cho vay thuê mua nhà ở xã hội, chúng tôi ký tiếp hợp đồng 3 bên với chủ đầu tư theo quy định của Bộ Xây dựng và Nghị định Chính phủ. Trong 5 năm, căn hộ đó không được bán, sang nhượng. Như vậy, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và đối tượng sử dụng đúng mục đích. Chúng tôi thường xuyên kiểm tra trên thực địa và khắc phục ngay một số lỗi cơ bản liên quan đến giấy tờ, chữ ký và cũng không đặt quá nhiều thủ tục cho người vay, đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người vay vốn.BNEWS: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Quy định mới về lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội
06:30' - 04/04/2019
Mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay dư nợ trong năm 2019 để mua, thuê mua nhà ở xã hội sẽ là 4,8%/năm.
-
Bất động sản
Nhà ở xã hội cho thuê tại Hà Nội trong cảnh “chợ chiều”
10:01' - 01/04/2019
Trái ngược với cảnh đội mưa gió rét mướt, xếp hàng dài nộp đơn để được mua nhà ở xã hội thì phân khúc nhà ở xã hội cho thuê tại Thủ đô Hà Nội lại đang trong cảnh “chợ chiều” chưa từng có.
-
Ngân hàng
Chính phủ quy định mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội
20:56' - 08/03/2019
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 255/QĐ-TTg quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
-
Bất động sản
Hà Nội sắp có thêm gần 1.300 căn nhà ở xã hội
16:11' - 25/02/2019
Dự án Khu nhà ở Ecohome 3 dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào quý IV/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 18/7: Điều chỉnh nhẹ với đồng USD và NDT
08:59' - 18/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank giảm nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch xuống còn 25.970 - 26.330 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 17/7: Giá USD tăng nhẹ
08:33' - 17/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng tiếp tục tăng nhẹ thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch, niêm yết ở mức 25.980 - 26.340 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Barclays bị phạt 42 triệu bảng do không kiểm soát rửa tiền
17:28' - 16/07/2025
Cơ quan Quản lý tài chính Anh (FCA) đã phạt ngân hàng Barclays 42 triệu bảng (56,23 triệu USD) vì không quản lý đúng mức các rủi ro rửa tiền trong hai trường hợp.
-
Ngân hàng
Bắt tay cùng FIDT, VPBankS nâng tầm giải pháp quản lý tài sản tại Việt Nam
11:28' - 16/07/2025
VPBankS và FIDT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra hướng đi mới trong việc phát triển các giải pháp tài chính cá nhân chuyên sâu.
-
Ngân hàng
Tổng thống Trump tăng sức ép lên Chủ tịch Fed
10:29' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent có thể là một ứng cử viên để thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 16/7: Giá USD và NDT điều chỉnh trái chiều
09:11' - 16/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng nhích tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch, lên thành 25.960 - 26.320 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh
08:11' - 16/07/2025
Đẩy mạnh kinh tế số, tăng cường hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang trở thành lĩnh vực ưu tiên của ngành ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 15/7: Giá USD và NDT tiếp đà tăng
08:37' - 15/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng ringgit của Malaysia duy trì vị thế cao trong hệ thống thương mại toàn cầu
18:25' - 14/07/2025
Theo báo cáo của Seasia Stats, đơn vị tổng hợp dữ liệu từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, đồng ringgit là một trong 20 loại tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.