Cho ý kiến việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội Việt Nam-Hàn Quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày, quy định áp dụng bảo hiểm xã hội hiện nay đang làm phát sinh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội song trùng.Cụ thể, người lao động Việt Nam khi làm việc tại Hàn Quốc sẽ vừa phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vừa phải đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc và người lao động Hàn Quốc tại Việt Nam cũng phát sinh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội song trùng tương tự.
Để bảo đảm tuân thủ pháp luật của nước người lao động, tránh đóng song trùng bảo hiểm xã hội, đồng thời tối ưu hóa quyền lợi của người lao động là công dân hai nước, từ năm 2015 đến nay, Chính phủ hai nước đã trao đổi, đàm phán và về cơ bản đã thống nhất nội dung dự thảo Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa hai nước. Việc tiến tới ký kết Hiệp định là ghi nhận kết quả quá trình đàm phán giữa Chính phủ hai nước và cũng là tiền đề để Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động đàm phán Hiệp định về bảo hiểm xã hội trong thời gian tới. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội do Chủ nhiệm Vũ Hải Hà trình bày, đây là hiệp định toàn diện về bảo hiểm xã hội song phương đầu tiên của Việt Nam.Ủy ban Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết ký hiệp định nhằm tránh tình trạng đóng bảo hiểm xã hội hai lần, tối ưu hóa quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động mỗi nước, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền an sinh xã hội đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc.
Việc ký các hiệp định bảo hiểm xã hội song phương cũng phù hợp với Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23-5-2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế; rà soát, sửa đổi các quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gắn với việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, việc ký kết Hiệp định góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và số lao động Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng và tạo tiền đề thuận lợi cho việc ký các hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội với các quốc gia có quan hệ hợp tác về lao động với Việt Nam. Trong nội dung của dự thảo hiệp định có 2 nội dung chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Đó là chưa quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài vào tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để hưởng chế độ hưu trí.Luật cũng chưa quy định về việc xác định mức lương hưu hằng tháng đối với lao động nữ có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và lao động nam có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp cộng gộp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của hiệp định.
Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ và các văn bản có liên quan, Ủy ban Đối ngoại kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý việc Chính phủ ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc; đồng thời đề nghị Chính phủ sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 trình Quốc hội theo quy định nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và để Hiệp định này sớm được thực thi đầy đủ trên thực tế.Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu về cơ bản nhất trí với sự cần thiết của việc ký hiệp định. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng bảo hiểm xã hội là một trụ cột cơ bản của an sinh xã hội, quyền được bảo hiểm an sinh xã hội là một trong những quyền cơ bản của công dân do đó đề nghị cần giải trình, làm rõ các nội dung của Hiệp định, nhất là các nội dung chưa được quy định trong luật có "làm thay đổi" hay không quyền cơ bản của công dân như quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 29 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 nhằm để xác định thẩm quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hay Quốc hội phê chuẩn đối với Hiệp định này.
Cũng có ý kiến cho rằng việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan còn thực hiện trong diện hẹp, chưa có ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, trong khi tác động không phải là nhỏ; đề nghị Chính phủ giải trình kỹ hơn về một số vấn đề liên quan như việc thực hiện hiệp định có cần dự liệu điều chỉnh các quy định của pháp luật khác có liên quan hay không. Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu tại Việt Nam vẫn phải theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cùng với đó cần đánh giá tác động tới Quỹ Bảo hiểm xã hội của nước ta. Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu, khẳng định sẽ đánh giá tác động kỹ lưỡng. Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý về nguyên tắc ký kết Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc; đồng thời lưu ý, việc ký Hiệp định phải phù hợp với chủ trương của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, phù hợp với luật pháp Việt Nam, đẩy mạnh đàm phán, ký kết Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội.Việc này góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhất là trong bối cảnh người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và lao động Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng.
Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ có văn bản xin ý kiến Bộ Chính trị. Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Đối ngoại phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan hoàn thiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.Căn cứ vào ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ quyết định ký Hiệp định theo quy định của Luật Điều ước quốc tế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và để Hiệp định này sớm được thực thi đầy đủ trên cơ sở thực tế./.
>>>Dịch COVID-19 tại châu Á ảnh hưởng lớn đến các hãng bảo hiểm Canada
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:30' - 22/11/2021
Sáng 22/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 5 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương triển khai tốt các Luật, Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua
17:08' - 13/11/2021
Sáng 13/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã họp phiên bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49'
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05'
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59'
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59'
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59'
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27'
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35'
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố niềm tin nhà đầu tư từ quyết định “sắp xếp lại giang sơn”
13:12'
Việc hợp nhất các tỉnh, thành không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc phát triển hạ tầng và tiện ích, mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư trong thời gian tới.