Khai mạc Phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ, ngành…
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung hai dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2022, gồm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).Cả hai dự án luật này đều là nhiệm vụ lập pháp đã được các cơ quan có thẩm quyền giao, phê duyệt. Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội khóa XIV. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà dự án luật chưa được xem xét.
Tại nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 2, nghị quyết về kinh tế-xã hội cũng như nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Luật Khám bệnh, chữa bệnh là một trong những luật mà Quốc hội yêu cầu sớm xem xét sửa đổi, bổ sung cùng với các luật có liên quan tới lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung 2 dự án luật nêu trên, nhất là các dự kiến về những nội dung chính sách lớn. Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương lập pháp trên tinh thần những dự án luật đã được đưa vào danh mục thì cần chuẩn bị kỹ lưỡng, khắc phục tình trạng đưa vào "xếp chỗ cho có", sau đó đưa vào rồi lại rút ra. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc. Đây là hiệp định toàn diện về bảo hiểm xã hội song phương đầu tiên của Việt Nam và đã được Chính phủ hai nước đàm phán từ năm 2015.Hiệp định được ký kết nhằm tránh tình trạng đóng bảo hiểm xã hội hai lần, bảo đảm tối ưu hóa quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc tại hai quốc gia.
Trong các nội dung của hiệp định có hai vấn đề chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ tài liệu để cho ý kiến vào các vấn đề này. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét về dự thảo nghị quyết giải thích một số điều cua Bộ luật Hình sự, tạo cơ sở để các cơ quan thực hiện đúng, đầy đủ cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về việc xử lý hình sự và áp dụng hình phạt đối với một số hành vi vi phạm liên quan đến bí mật kinh doanh. Nội dung lớn thứ hai mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành là xem xét báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để có cái nhìn tổng thể về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó cần nghiên cứu giải pháp để xử lý những văn bản có nội dung sai hoặc chưa rõ ràng, cách hiểu và áp dụng không thống nhất; có phương án giải quyết những khó khăn đã được chỉ ra trong quá trình thực hiện và xem xét các kiến nghị để công tác này ngày càng được thực hiện hiệu quả, chất lượng, vì mục tiêu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tinh thần là biểu dương những việc tốt, như tình trạng chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng đã được khắc phục nhiều; đồng thời yêu cầu các cơ quan giám sát phải tỏ rõ chính kiến về việc ban hành văn bản dẫn tới phải hủy bỏ, thu hồi; tránh nêu và rút kinh nghiệm chung chung. Cùng với đó, trên cơ sở xem xét báo cáo tình hình thực hiện chi phí quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội trong giai đoạn 2019-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét kỹ lưỡng để quyết định mức chi phí quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội trong giai đoạn 3 năm tới. Nội dung thứ tư là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết Kỳ họp thứ 2, rút kinh nghiệm, bài học quý, từ ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội cũng như cử tri và nhân dân để chuẩn bị sơ bộ cho kỳ họp thường kỳ vào tháng 5/2022, cũng như kỳ họp bất thường sắp tới.Kỳ họp bất thường sẽ chỉ xem xét nhiều nhất 5 nội dung đã thống nhất với Chính phủ về những vấn đề cấp bách, đột xuất, cấp thiết cho quốc kế dân sinh và đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Nhấn mạnh rằng khối lượng công việc theo chương trình phiên họp rất lớn và quan trọng, trong khi thời gian họp không có nhiều, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung nghiên cứu, cho ý kiến sâu sắc và kỹ lưỡng.Ngay sau khi kết thúc mỗi nội dung, Thường trực các cơ quan của Quốc hội có liên quan cần khẩn trương phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội hoàn thiện dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kết luận, nghị quyết theo thẩm quyền./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:07' - 11/10/2021
Sáng 11/10, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 4.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 11/10, khai mạc Phiên họp thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
18:40' - 08/10/2021
Ngày 8/10, Văn phòng Quốc hội cho biết: Từ ngày 11-14/10/2021, Phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra tại Phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế và pháp luật
Ban Bí thư thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 và một số cá nhân
19:18' - 01/10/2021
Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, Quy chế làm việc
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
19:29' - 22/09/2021
Chiều 22/9, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ ba.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.