Gỡ "điểm nghẽn" thể chế, chống lãng phí
Trong bài viết "Chống lãng phí", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá: Lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Vì vậy, việc phòng chống lãng phí được coi là nhiệm vụ trọng tâm, triển khai quyết liệt trong thời gian tới. Đây là một trong 7 định hướng chiến lược để đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Xung quanh vấn đề này, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã có những chia sẻ về giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi dậy nguồn lực, chống lãng phí…, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.* Đại biểu Nguyễn Hữu Huân (Đoàn Bình Dương): Doanh nghiệp nhà nước dẫn đườngĐảng, Quốc hội, Chính phủ quyết tâm tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, tạo ra bước phát triển mới. Để làm được việc đó, cần cải cách mạnh về thể chế, tạo ra môi trường pháp lý, tạo cơ hội chứ không phải chỉ là tháo gỡ. Bên cạnh hành động của Chính phủ trong thực thi chính sách, cũng cần sự chung tay của chính những doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng phải có chiến lược trong việc đầu tư để tạo lập doanh nghiệp trong nước trở thành doanh nghiệp trụ cột. Cùng với đó, một yếu tố rất quan trọng để đất nước muốn vươn mình đó chính là con người. Bởi, con người là động lực quan trọng và cần phải huy động tối đa năng lực, sức mạnh người lao động.Nguồn lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng đến từ con người và phải được khơi thông. Nếu không có đổi mới sáng tạo, không có đổi mới về khoa học công nghệ, không có người lao động đủ khả năng thì đất nước khó có thể vươn mình. Con người Việt Nam phải thay đổi, phải trở thành người làm chủ trong chuỗi giá trị, mới tạo ra được giá trị tăng cao.Để nguồn lực con người có thể phát huy, cần có cơ chế để tháo gỡ chính những người quản lý; phải bảo vệ, khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm đổi mới cơ chế. Nếu không phát huy được khả năng dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo, đổi mới của người quản lý sẽ không có được cơ chế mới và từ đó không thể có được sự bứt phá.Nhìn lại lịch sử, mỗi lần đất nước đổi mới, bứt phá đều là do sự thay đổi về cơ chế. Điển hình như khoán 10 trong nông nghiệp, thay đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Do đó, cần chủ động tạo ra cơ chế mới để cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm và phải có cơ chế để bảo vệ, ghi nhận, đánh giá kết quả đạt được.* Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn Phú Thọ): Sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đaiHiện nay, việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai vẫn chưa theo kịp nhu cầu, tiềm năng và cơ hội của đời sống kinh tế - xã hội. Điều này đặt ra vấn đề lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong đó, có sự chuyển biến chậm ở một số ngành, lĩnh vực trong việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất, tài sản công của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn các địa phương.Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã có những chỉ đạo, yêu cầu cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của những người đứng đầu đối với diện tích đất bỏ hoang, sử dụng sai mục đích, đất nông, lâm nghiệp được thu hồi. Tuy nhiên, chưa có phương án để đấu tranh chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Thực tế là có địa phương rất tích cực, chủ động đề xuất, triển khai các dự án để phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt với các quỹ đất trên nhưng lại gặp rất nhiều rào cản, trở lực dẫn đến chưa thể khai thác tối ưu hiệu quả nguồn lực đất đai.Việc để "đất khóc, người than" có nhiều nguyên nhân; trong đó có sự “lùng nhùng”, vướng mắc trong việc phân định phạm vi, trình tự giữa việc sắp xếp, xử lý tài sản công với việc thu hồi đất.Trên cơ sở những quy định của pháp luật mới, với quan điểm phát triển bám sát thực tiễn, tránh tư duy pháp lý thuần túy trong điều kiện hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, tôi đề nghị các bộ, ngành tiếp tục xem xét giải quyết, tạo điều kiện nhanh nhất cho các địa phương thuận lợi khai thác các quỹ đất trong phạm vi chỉ tiêu đã được phân bổ. Cùng đó, sớm chuyển giao các cơ sở nhà đất do bộ, ngành đang quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng về địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vị trí đã hoang hóa hàng chục năm.Bài 3: Trắc trở dự án chống ngập 10.000 tỷTin liên quan
-
Bất động sản
Nguy cơ lãng phí tài nguyên vì chậm khai thác quỹ đất
08:15' - 13/11/2024
Việc chậm kế hoạch khai thác các quỹ đất không chỉ gây mất cơ hội tăng nguồn thu mà còn ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hiệu quả đất đai cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại Bình Dương.
-
Kinh tế & Xã hội
Nguy cơ lãng phí vốn nhà nước tại dự án cầu, đường 1.500 tỷ đồng
16:13' - 12/11/2024
Sau hơn 4 năm triển khai, một số đoạn tuyến Hương lộ 2 (Đồng Nai) đã được xây dựng, nhưng tuyến đường kết nối hai đầu cầu Vàm Cái Sứt đến nay vẫn chưa được xây dựng, nguy cơ gây lãng phí vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống lãng phí: Từ việc đào vỉa hè cho đến các đại dự án
09:13' - 24/10/2024
Hiện các cấp, các ngành đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có việc tiết kiệm, chống lãng phí như bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trắc trở dự án chống ngập 10.000 tỷ
08:56'
Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực Tp. Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư xác định ban đầu gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 6/2016 nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào vận hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống lãng phí: Nhiệm vụ mới cấp bách
08:00'
Thông qua bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhận diện tác động xã hội của các dự án bất động sản
07:58'
Nhiều nhà phát triển và quản lý tài sản có những hoạt động đóng góp cho cộng đồng, nhưng việc thiết lập một hệ thống đánh giá rõ ràng, từ việc đặt mục tiêu đến đo lường kết quả, vẫn còn khá hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm sau bão Yagi năm 2024
21:06' - 17/11/2024
Ngày 17/11, Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý tỉnh Hải Dương phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp sạch Nam Vũ tổ chức hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm sau bão Yagi năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kênh đầu tư nào đang hút dòng tiền những tháng cuối năm?
20:05' - 17/11/2024
Nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi tại các kỳ hạn, tạo sức hút lớn cho kênh tiết kiệm. Vậy vàng và chứng khoán có phải là kênh thu hút đầu tư những tháng cuối năm?
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La
19:48' - 17/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2021 – 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới
19:47' - 17/11/2024
Các tỉnh Đông Nam bộ đang tích cực điều chỉnh chiến lược phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xây dựng giải pháp cụ thể khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ
17:16' - 17/11/2024
Ngày 17/11, tại Vĩnh Long, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo “Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp xanh bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Không thể nhìn nhận cơ học “tăng thuế là tăng giá" khi áp thuế VAT với phân bón
16:02' - 17/11/2024
Việc làm rõ các tác động của việc áp thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) với phân bón tiếp tục thu hút nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu quốc hội và các chuyên gia.