Chủ đề kinh tế - tâm điểm của tranh cử Tổng thống Pháp 2022
Trước thềm cuộc bầu cử vòng hai sẽ diễn ra ngày 24/4 tới, lương hưu và sức mua là những nội dung cốt lõi của hai ứng cử viên trong các cuộc vận động tranh cử và cũng là điều nhiều cử tri quan tâm. Và quan điểm của hai ứng cử viên cho thấy có nhiều sự đối lập.
Trong nhiều tháng, Marine Le Pen đã và đang khiến cử tri tin rằng : Bà là ứng cử viên cho sức mua, người muốn duy trì tuổi nghỉ hưu ở tuổi 62, người muốn áp dụng thuế suất VAT bằng 0% đối với các nhu yếu phẩm… Tóm lại là người mong muốn giúp người dân Pháp trang trải cuộc sống. Về phần mình, ông Emmanuel Macron bước vào chiến dịch tranh cử vòng hai với một biện pháp gây sốc với việc ủng hộ nâng tuổi nghỉ hưu lên 65.Theo báo chí Pháp, Tổng thống sắp mãn nhiệm đang mang đến cho cuộc tranh luận một tầm nhìn hoàn toàn khác về xã hội. Một tầm nhìn mà ông đã muốn đưa ra để đối lập với Marine Le Pen, 5 năm sau khi đã tham gia "cuộc đấu" về chủ đề kinh tế.
Theo nhật báo Le Figaro, năm 2017, chủ đề kinh tế là một trong những điểm yếu của ứng cử viên theo chủ nghĩa dân tộc.Trong cuộc tranh luận giữa hai vòng khi đó, Marine Le Pen đã tỏ ra lúng túng, không thể làm rõ lập trường của mình về việc rời bỏ đồng euro và đàm phán lại các hiệp ước châu Âu. Một dự án được coi là “chết người về sức mua và khả năng cạnh tranh”, theo lời của đối thủ cạnh tranh.
Nhưng giờ đây, nhóm tư vấn của bà đã chỉ ra con đường để đi. “Vào thời điểm đó, giữa nhận thức và thực tiễn là chưa khớp nhau.Giờ thì Marine đã sẵn sàng. Chương trình của bà đã mạch lạc hơn”, một người thân cận của bà đã nói vậy với phóng viên Le Figaro.
“Đây là một dự án rất thực tế và hoàn toàn không có chút nào là thuyết phục suông. Mọi thứ đều được tính toán và cân bằng”, ông nói thêm, đảm bảo rằng mỗi đề xuất đều được kiểm tra bởi một nhóm chuyên gia.
Marine Le Pen thậm chí còn được ưa thích hơn Emmanuel Macron khi đề cập đến lương hưu và sức mua. Gaël Sliman, chủ tịch của Odoxa, cho biết: “Rõ ràng cuộc đấu về chủ đề kinh tế đã trở nên rất căng”.
Bất chấp sự tiến bộ của đối thủ cạnh tranh, Emmanuel Macron vẫn là ứng cử viên được coi là có năng lực nhất, người có khả năng nhất để giải quyết các vấn đề về tăng trưởng, nợ và việc làm. Đó là quan điểm mà 57% người được hỏi đưa ra.Tuy nhiên, quan điểm của ông về chế độ nghỉ hưu lại bị 69% phản đối. Điều này lý giải một phần vì sao chỉ có các nhân viên cao cấp (85%) mới hy vọng nhiệm kỳ thứ hai có lợi cho họ.
Ngược lại, trong vấn đề này chiến thắng thuộc về Marine Le Pen khi được tầng lớp công nhân (75%), người thất nghiệp (62%), khu vực công (57%) và khu vực tư nhân (55%) ủng hộ. Một minh họa về hai nước Pháp được thể hiện như hai kẻ đối nghịch. Chia sẻ với Le Figaro, bà Aurore Bergé, nghị sĩ thuộc đảng Nền Cộng hòa tiến bước (LREM), cho rằng cần phải chứng minh “khoảng cách đáng kể giữa chi phí của dự án của Le Pen và chi phí của các chuyên gia độc lập, giữa hiệu quả công bố và kết quả thực tế”.Vị quan chức của tỉnh Yvelines này nói thêm : “Bà ấy bám vào nguyên nhân của sức mua, nhưng những câu trả lời được đưa ra hoàn toàn không ở mức của thời điểm chúng ta đang sống”.
Theo quan điểm của bà Aurore Bergé, "Emmanuel Macron là người bảo vệ nước Pháp với một cam kết mạnh mẽ từ Nhà nước, không phải bằng cách đưa ra những lời hứa hão huyền mà chúng tôi biết rằng sẽ không được tài trợ".
Mặc dù vậy cải cách lương hưu hiện đang trở thành nội dung gây chia rẽ nhất trong cương lĩnh tranh cử của Tổng thống sắp mãn nhiệm.
Các lập luận chính thức về nhiều vấn đề trong đó có kinh tế, sức mua, lương hưu và việc làm sẽ được hai ứng cử viên đưa ra tranh luận trong buổi tối nay trên kênh truyền hình Pháp với sự theo dõi của hàng chục triệu cử tri./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Pháp 2022: Emmanuel Macron tiếp tục nới rộng khoảng cách với đối thủ
09:58' - 20/04/2022
Đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp tục nới rộng khoảng cách so với thủ lĩnh đảng cực hữu Marine Le Pen trong các cuộc thăm dò dư luận trước vòng hai cuộc bầu cử tổng thống 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Pháp 2022: Ông Macron củng cố vị thế dẫn trước bà Le Pen
14:38' - 19/04/2022
Theo các cuộc thăm dò ý kiến, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang củng cố vị thế dẫn trước ứng cử viên Marin Le Pen trong khi cuộc chạy đua giành chiếc ghế tổng thống Pháp bước vào tuần cuối.
-
Phân tích - Dự báo
Dấu ấn kinh tế nổi bật trong nhiệm kỳ của Tổng thống Pháp
06:30' - 15/04/2022
Chưa đầy hai tuần nữa, lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen hay Tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron sẽ trở thành người nắm giữ chìa khoá điện Elysée? Đó là chủ đề đang được quan tâm trên khắp nước Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11'
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".