Chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù chịu nhiều áp lực từ biến động trên thị trường quốc tế và trong nước, lạm phát đã được kiểm soát trong 4 tháng đầu năm nay.
Đặc biệt, lạm phát đã được kiểm soát tốt, tạo điều kiện hiện thực hóa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhưng vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, áp lực lạm phát là một trong những vấn đề đáng lưu ý trong những tháng còn lại của năm 2024.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng khi phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm cho biết, những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Việt Nam còn rất lớn. Đó là, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt, xung đột ở một số khu vực nhạy cảm, bất ổn leo thang trên Biển Đỏ là những yếu tố tiềm ẩn rủi ro tạo nên cú sốc đối với lạm phát của thế giới khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Cùng đó, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD vẫn tiếp tục chịu áp lực tăng trong thời gian tới, do lạm phát Mỹ vẫn duy trì ở mức cao nên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về hạ lãi suất. Điều này có thể làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu của doanh nghiệp, từ đó tác động đến lạm phát trong nước. Cùng với đó, giá xăng dầu trong nước vẫn chịu áp lực từ giá thế giới. Đây là một yếu tố đã tác động rất mạnh đến chỉ số lạm phát trong 4 tháng đầu năm. Cụ thể, nhóm giao thông tăng mạnh nhất với 1,95% (làm CPI chung tăng 0,19 điểm %), chủ yếu do giá xăng trong nước tăng 4,78%; giá dầu diezen tăng 2,01% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Các chuyên gia quốc tế dự báo, giá dầu thô có thể lên tới 100 USD/thùng do những biến động địa chính trị ngày càng căng thẳng, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến giá xăng dầu trong nước và tác động mạnh đến chỉ số lạm phát trong những tháng cuối năm. Cộng hưởng với các yếu tố bên trong do việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế và thực hiện chính sách cải cách tiền lương sẽ tạo áp lực không nhỏ cho lạm phát. Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ sẽ đẩy nhu cầu tiêu dùng một số loại nguyên, vật liệu tăng lên; dự kiến cũng sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới. Ngoài ra, thiên tai, hạn hán và dịch bệnh có thể xuất hiện bất ngờ, gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương. Điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI. Thời gian gần đây, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, đồng tiền mất giá sẽ gây lạm phát kỳ vọng, sẽ kéo theo giá hàng hóa trong nước tăng theo. Lo ngại về đà tăng của lạm phát sẽ tiếp tục trong thời gian tới, song, một số tổ chức nghiên cứu vẫn kỳ vọng vào các yếu tố hỗ trợ, đặc biệt là công tác điều hành giá của các cơ quan chức năng. Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), 4 tháng đầu năm 2024, mặc dù lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát dưới ngưỡng mục tiêu, song có thể gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt lạm phát do chi phí đẩy (xảy ra khi chi phí để sản xuất và kinh doanh tăng cao, dẫn đến tăng giá của hàng hóa và dịch vụ) là yếu tố đáng quan tâm. Trước hết, giá một số nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu có xu hướng tăng do VND giảm giá khoảng 5% từ đầu năm đến nay. Bên cạnh đó, lãi suất đang có xu hướng đi lên có thể làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy giá cả hàng hóa tăng trong thời gian tới. Đáng chú ý, lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 vừa góp phần đẩy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, vừa có thể tạo lạm phát tâm lý. Để kiểm soát lạm phát trong ngưỡng mục tiêu đã đặt ra, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ cần kiểm soát tốt giá hàng hóa trước tác động của lạm phát tâm lý; đồng thời, cần thực thi linh hoạt, hài hòa chính sách tiền tệ để kiểm soát tỷ giá và lãi suất bảo đảm kiềm chế đà tăng của tỷ giá, tránh tác động bất lợi tới lạm phát và các yếu tố vĩ mô khác. Cùng với đó, Chính phủ cần cân nhắc đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tài khóa như giảm thuế, phí để giảm gánh nặng chi phí cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho rằng, về áp lực tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã và đang điều hành linh hoạt, bảo đảm tỷ giá lên xuống phù hợp trong biên độ tỷ giá từ 3% - 5%. Đặc biệt, hiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam khá dồi dào, tới cuối 2023 khoảng 100 tỷ USD, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp để ổn định tỷ giá. Về điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục, các bộ ngành, địa phương sẽ đánh giá tác động ở từng thời điểm để quyết định. Nếu lúc đó, áp lực lạm phát không đáng lo ngại thì có thể điều chỉnh tăng. Ngược lại, nếu áp lực lạm phát rất lớn và gần đến mức lạm phát mục tiêu thì chưa điều chỉnh. “Chúng ta cũng đã và đang đảm bảo nguồn cung lương thực thực phẩm là những nhóm hàng thiết yếu của người dân (chiếm tỷ trọng lớn trong rổ CPI), từ đó, đảm bảo giá cả ổn định không tăng đột biến, ảnh hưởng đến lạm phát”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho hay. Hiện, giá xăng dầu thế giới đã có tuần sụt giảm mạnh nhất trong ba tháng gần đây, giúp giảm bớt áp lực lạm phát trong nước. “Với kinh nghiệm điều hành lạm phát của Chính phủ trong nhiều năm qua Việt Nam vẫn sẽ giữ được mục tiêu lạm phát 4%- 4,5% như mục tiêu đề ra”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm nhận định.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Phố Wall "dậy sóng" trong khi chờ số liệu lạm phát của Mỹ
07:39' - 14/05/2024
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 13/5. Chỉ số Dow Jones và chỉ số S&P 500 đi xuống khi các nhà đầu tư tạm “nghỉ lấy sức” sau ba tuần tăng điểm liên tiếp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Australia đối mặt viễn cảnh khó đẩy lùi lạm phát
08:11' - 08/05/2024
Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Dự trữ Australia (ngân hàng trung ương-RBA) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,35% trong cuộc họp vào ngày 7/5, trước khi ngân sách liên bang công bố vào tuần tới.
-
Tài chính
Hàn Quốc đối mặt diễn biến lạm phát ngoài dự kiến
09:51' - 03/05/2024
Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, cho biết giá tiêu dùng, thước đo chính của lạm phát, đã giảm 0,2 điểm phần trăm trong tháng trước so với số liệu hồi tháng Ba.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát "ghìm chân" lãi suất
09:30' - 03/05/2024
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích và các nhà đầu tư, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản trong lần thứ năm liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã