"Chủ nghĩa dân tộc” trong sản xuất vắc-xin đại trà ngừa COVID-19
Điều này diễn ra trong bối cảnh có nhiều tín hiệu cho thấy có thể xảy ra một cuộc canh tranh địa chính trị giữa các nước nhằm có được nguồn cung vắc-xin mang tính chất đột phá về khoa học này, bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích to lớn về chính trị và kinh tế.
Theo tờ Wall Street Journal, xu hướng cạnh tranh vắc-xin của các nước đã khiến nhiều chuyên gia sức khỏe cộng đồng mô tả đây là “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” bởi cả thế giới giờ đây đều theo đuổi để có được vắc-xin ngừa SARS-CoV-2 và đều mong muốn người dân nước mình phải được tiêm chủng trước. Giờ đây, nước nào sản xuất được vắc-xin SARS-CoV-2 trước tiên thì cũng giành được ngôi vị chiến thắng không khác gì dấu ấn lịch sử lần đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng. Nước nào sản xuất được vắc-xin đầu tiên cũng sẽ đưa nền kinh tế nước đó bứt phá trước các nước khác nhiều tháng và có quyền lựa chọn sẽ cho phép nước đồng minh nào của mình được nhập vắc-xin. Điều đó khiến sự hồi phục nền kinh tế toàn cầu phải xoay quanh tốc độ sản xuất dược phẩm của họ.Chính phủ nhiều nước châu Âu và châu Á đã phát đi thông điệp không rõ ràng về khả năng họ có định giữ riêng cho mình vắc-xin SARS-CoV-2 sản xuất tại nước của họ hay không. Tuy nhiên, hầu hết các hãng dược hàng đầu đang phát triển vắc-xin đều dự đoán rằng khi một loại vắc-xin chứng minh được tính hiệu quả thì các nước sẽ lập tức cấm xuất khẩu, giống như tình trạng đã từng xảy ra đối với mặt hàng khẩu trang phẫu thuật hoặc các thuốc thử nghiệm khác.Để tránh tình trạng vắc-xin sẽ bị kẹt không được xuất khẩu, nhiều hãng lớn như Johnson & Johnson và Moderna đang xúc tiến xây dựng các nhà máy sản xuất vắc-xin ở nhiều châu lục khác nhau.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng ngay khi vắc-xin được điều chế thành công thì những liều vắc-xin đầu tiên cần phải được gửi tới cho đội ngũ y bác sĩ trên đầu tuyến chống dịch ở khắp nơi trên thế giới, sau đó là cung cấp cho những người cần nhất ở các nước.Ông Ken Frazier, Giám đốc công ty Merck & Co. Inc., một công ty vừa công bố ngày 26/5 rằng đang phát triển hai loại vắc-xin ngừa SARS-CoV-2 mới, bày tỏ đồng tình với quan điểm của WHO, bởi ông cho rằng nếu không đảm bảo tiêm chủng cho cả thế giới thì cũng không ai được an toàn cả. Thế nhưng, tiêm chủng toàn cầu là việc chưa có tiền lệ và nguồn cung cũng không thể đủ để có thể làm như vậy.Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu cùng với Quỹ Bill & Melinda Gates đã quyên góp được 8 tỷ USD để có thể giải quyết được bài toán hóc búa này. Đầu tháng Năm, Ủy ban châu Âu đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến toàn cầu, trong đó 43 nguyên thủ các nước đã bàn bạc về việc sẽ sản xuất vắc-xin như thế nào, cũng như làm sao để cung cấp vắc-xin cho hàng tỷ người ở các nước nghèo. Tuy nhiên, những nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ lại không tham gia sự kiện này. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường dự kiến sẽ phát biểu tại sự kiện, nhưng rồi lại thay đổi ý định chỉ trước đó vài giờ. Chuyên gia David Heymann thuộc chương trình Sức khỏe Toàn cầu Chatham House tại London đồng thời cũng là một cựu quan chức của WHO cho rằng sẽ rất thú vị khi quan sát diễn biến tình hình sẽ như thế nào sau khi một nước sản xuất thành công vắc-xin ngừa SARS-CoV-2. Ông cho rằng: “Hầu hết chính phủ các nước sẽ đảm bảo người dân nước họ phải được dùng vắc-xin đầu tiên nếu vắc-xin đó được sản xuất ở nước họ”.Hiện trên thế giới có hơn 100 loại vắc-xin ngừa SARS-CoV-2 đang trong quá trình phát triển và khoảng 10 loại đang được thử nghiệm trên người, trong đó có tới 5 loại của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố gần đây rằng vắc-xin do Trung Quốc bào chế và sản xuất sẽ phục vụ cho dân chúng toàn cầu. Thế nhưng, cùng thời điểm đó, ông Wang Hui, một lãnh đạo tập đoàn Sinopharm Group Co., Ltd vốn có ba công ty con đang phát triển 3 trong 5 loại vắc-xin của Trung Quốc, lại đề xuất rằng vắc-xin do công ty của ông sản xuất nên ưu tiên cho người Trung Quốc trước, nhất là cho đội ngũ các y, bác sĩ.Tại Ấn Độ, một trong những nơi sản xuất vắc-xin lớn nhất trên thế giới, các hãng dược đang vận động để mong chính phủ có chính sách kiểm soát xuất khẩu, đảm bảo cho người Ấn Độ được tiêm chủng trước tiên, giống như khi nước này thử nghiệm thuốc hydroxychloroquine.Hôm 25/5 vừa qua, hãng Novavax Inc có trụ sở tại Maryland, Mỹ, cho biết đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin do họ bào chế. Công ty này hy vọng có thể sản xuất được vắc-xin cho nhiều thị trường ở nhiều lục địa khác nhau. Giám đốc công ty, ông Staley Erck cho biết nếu mọi chuyện suôn sẻ, công ty sẽ sản xuất 100 triệu liều vắc-xin vào khoảng cuối năm nay. Công ty Novavax đang tính tới khả năng Tổng thống Trump sẽ khởi động Đạo luật Sản xuất Quốc phòng nhằm giữ vắc-xin cho riêng nước Mỹ cho nên hiện công ty đang tìm cách để có thể sản xuất vắc-xin cả ở bên ngoài nước Mỹ, Giám đốc Erck cho biết.Tại Mỹ, chính quyền liên bang đã chi 2 tỷ USD cho 4 hãng dược sản xuất vắc-xin ngừa SARS-CoV-2, nhưng tất cả các hãng này, Johnson & Johnson, Moderna Inc., AstraZeneca Plc và Sanofi SA đều chưa thể cho ra sản phẩm, ít nhất là trong vài tháng tới.Hầu hết các hãng đang phát triển vắc-xin của Mỹ đều đã cam kết khi nhận tài trợ hoặc cam kết riêng rằng chỉ sản xuất trong nước Mỹ. Tuy nhiên, một số hãng như Johnson & Johnson cũng đang tính cách để có thể đồng thời sản xuất ở châu Âu.Cơ quan Phát triển và Nghiên cứu Y sinh Tiên tiến của Mỹ (Biomedical Advanced Research and Development Authority - BARDA) đã cấp 483 triệu USD cho hãng dược Moderna phát triển và sản xuất đại trà vắc-xin. Tuy nhiên, Giám đốc công ty Moderna, ông Stéphane Bancel, cho biết hợp đồng ký với BARDA không có điều khoản nào yêu cầu chỉ được cung cấp sản phẩm trong nước Mỹ. Công ty Moderna hiện cũng đang hợp tác với công ty Lonza Ltd của Thụy Sỹ nhằm mở rộng sản xuất vắc-xin và dự tính sẽ sản xuất vắc-xin tại một nhà máy nữa ở Thụy Sỹ.Chính phủ nước Anh hiện cũng đã chi ít nhất 79 triệu USD cho dự án sản xuất vắc-xin do hãng dược AstraZenneca phối hợp với trường Đại học Oxford nghiên cứu. Người dân nước Anh sẽ là những người được tiêm chủng đầu tiên khi 30 triệu liều vắc-xin đầu tiên của dự án này được đưa ra thị trường vào tháng Chín tới. Tuần vừa qua, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ chi tới 1,2 tỷ USD cho AstraZeneca để sản xuất 300 liều vắc-xin riêng cho nước Mỹ.Theo ông Richard Hatchett, Giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận tham gia tài trợ các dự án nghiên cứu vắc-xin ngừa SARS-CoV-2 có trụ sở tại Oslo, Na Uy, các công ty sản xuất vắc-xin đều cảm thấy có nghĩa vụ cung cấp vắc-xin cho người dân ở nước mà họ đặt nhà máy hay cơ sở sản xuất, cho nên không chỉ riêng Mỹ muốn ưu tiên cho người dân Mỹ mà đây là tình trạng xảy ra trên toàn cầu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các biện pháp phong tỏa được nới lỏng ở nhiều nơi trên thế giới
14:41' - 02/06/2020
Ngày đầu tiên của tháng Sáu đã chứng kiến các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 được nới lỏng từ châu Á đến châu Âu và Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản cho phép xét nghiệm virus SARS-CoV-2 qua nước bọt
13:40' - 02/06/2020
Nhật Bản đã chấp thuận áp dụng phương pháp xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) dựa trên mẫu nước bọt của người nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Giám đốc Bệnh viện Phổi TW: “Vắc xin ngừa lao không có khả năng ngăn chặn mắc COVID-19”
18:06' - 20/04/2020
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, khuyến cáo: “Tôi tin rằng vắc xin ngừa bệnh lao (BCG) không có khả năng ngăn chặn mắc COVID-19".
-
Kinh tế & Xã hội
Tự giác tuân thủ các biện pháp phòng dịch - “liều vắc xin” quan trọng ngăn chặn COVID-19
11:42' - 17/04/2020
Thành phố Hồ Chí Minh - địa phương đang thuộc nhóm các tỉnh, thành có nguy cơ cao về dịch bệnh, tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến hết ngày 22/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.