Chủ nghĩa hoài nghi gia tăng trong EU
Triển vọng về việc các đảng hoài nghi châu Âu có thể giành được chỗ đứng tốt sau các cuộc bầu cử tại Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên sắp tới đang gây lo ngại cho nhiều quan chức cũng như những người thân châu Âu.
Việc Anh rời bỏ EU, hay còn gọi là Brexit, và việc bắt đầu tính ngược thời gian cho các cuộc bầu cử sắp tới của châu Âu vào tháng 5/2019 cho thấy tính cấp thiết phải tìm ra một "phương thuốc cứu chữa" cho chủ nghĩa hoài nghi đang lớn dần lên trong lòng EU.Giles Pelayo, chủ nhiệm chương trình "Châu Âu cho các công dân" của Ủy ban châu Âu, tuyên bố chủ nghĩa hoài nghi châu Âu là một điều không hoàn toàn xấu. Các công dân phải là những người kiểm tra dự án châu Âu và thực sự họ là những người đòi hỏi kỹ tính.Ngoài các đảng như đảng Độc lập (UKIP) của Anh, Mặt trận dân tộc (FN) của Pháp hay đảng Sự thay thế cho nước Đức (AfD) là những đại diện rõ nét nhất cho chủ nghĩa hoài nghi châu Âu, xu hướng này cũng đã lan rộng đến nhiều nước thành viên mới của EU - đặc biệt là hai nước Ba Lan và Hungary vốn đang bày tỏ sự chống đối ra mặt với các nhà cầm quyền EU.Pavol Babos, đồng chủ nhiệm chương trình, cho biết nhiều ý nguyện mong chờ đã tăng lên sau đợt mở rộng EU từ năm 2004 đến năm 2007. Theo ông Babos, cử tri ở Đông Âu cũng như Tây Âu không khác biệt nhưng cách giải thích mà họ đưa ra lại khác nhau.Công dân những nước mới gia nhập EU trông chờ vào việc lấp đầy nhanh chóng hố sâu ngăn cách kinh tế với sự giàu có của những "người hàng xóm" và đảm bảo một tiếng nói bình đẳng trong những cuộc thảo luận châu Âu, tuy nhiên theo thời gian họ cảm thấy sự trông chờ của mình không được thỏa mãn. Nghị sĩ châu Âu của Hungary Benedek Javor cho rằng đây là một hiện thực không thể chối bỏ. Ông cũng đánh giá những dư chấn của sự kiện "động đất" tài chính 2007-2008 cùng với cuộc khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) vẫn ám ảnh người dân và đây là một nhân tố then chốt hỗ trợ cho chủ nghĩa hoài nghi châu Âu và gây ra sự xói mòn niềm tin.Ông Javor bình luận EU đã đi qua một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc và chưa hẳn đã thoát ra hoàn toàn khỏi cuộc khủng hoảng này.Về phần mình, ông Luc Van Den Brande, cố vấn đặc biệt của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã lo ngại về tình trạng thiếu niềm tin và sự đối kháng giữa EU với không gian riêng của các quốc gia thành viên. Ông mong muốn có các chương trình tuyên truyền vận động trong giới trẻ về hội nhập châu Âu. Có nhiều ý kiến ủng hộ một danh sách châu Âu trong cuộc bầu cử các thể chế nhằm tăng cường hơn bản sắc châu Âu. Một nhóm các đại biểu châu Âu thông qua một danh sách các đảng xuyên quốc gia từ lâu được xem như một phương thức xây dựng nên một "dân tộc châu Âu" và tránh cho các cuộc bầu cử tại đây bị giảm xuống thành bầu cử của 27 quốc gia riêng biệt.Ý tưởng này đang được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bảo vệ, nhưng nhóm nghị sĩ đảng cánh hữu Nhân dân châu Âu (PPE) - lực lượng chính trong Nghị viện châu Âu (EP) hiện nay, dù ủng hộ ý tưởng này nhưng vẫn chặn đứng đề xuất đưa ra một danh sách xuyên quốc gia trong cuộc bầu cử tới.Theo Phó chủ tịch của PPE Mairead Mc Guiness, ý tưởng về một danh sách xuyên quốc gia là những bước đi chập chững ban đầu, nhưng nó có thể dẫn người dân suy nghĩ xa hơn ngoài các vấn đề quốc gia trong các cuộc bầu cử châu Âu, và ý tưởng này cần phải được đưa ra để thăm dò và xem xét.Tuy nhiên, nhóm PPE cho rằng họ ủng hộ việc thành lập ra một danh sách xuyên quốc gia nhưng thời gian để thực hiện điều này không thể trước năm 2024.Bất chấp việc có lập ra được một danh sách xuyên quốc gia hay không, các đảng dân tộc chủ nghĩa và hoài nghi châu Âu vẫn có thể giành được kết quả tốt tại cuộc bầu cử tháng 5/2019. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy các đảng AfD, Phong trào 5 Sao (M5S) tại Italy và các nhà dân chủ Thụy Điển đều đang mạnh hơn so với thời điểm cách đây 5 năm.Josef Janning thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại của EU tuyên bố Liên minh đã có thể thích ứng nhiều hơn trước các hành động dọa nạt và cuộc khủng hoảng người di cư đã không kéo theo sự sụp đổ của khối. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh một điều chắc chắn là các cuộc khủng hoảng sẽ có tác động lớn tới vấn đề cam kết với công dân của EU.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Vương quốc Anh
11:33' - 10/02/2018
Trong bối cảnh Brexit tiến gần hơn, các công ty của Anh đang xuất khẩu nhiều hơn tới 27 quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Brexit: EU ngày càng "cứng rắn" hơn
10:08' - 10/02/2018
Việc EU sẽ chuẩn bị bản dự luật về Brexit trong đó dự kiến Bắc Ireland ở lại trong liên minh thuế quan được xem là một tối hậu thư đối với Anh
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ thỏa mãn các điều kiện để được EU miễn thị thực
21:22' - 07/02/2018
Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp ứng tất cả 72 điều kiện để được Liên minh châu Âu (EU) miễn thị thực và đã chuyển giao những giấy tờ liên quan cho EU.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn của EU trên con đường khôi phục vị thế kinh tế
06:30' - 02/02/2018
Trong lúc Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu một năm 2018 với không ít khó khăn, thế giới đang ngày càng lo lắng về khả năng trỗi dậy của khối này để có thể đóng một vai trò then chốt trên trường quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37' - 03/07/2025
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).