Chủ tịch EC: EU cần "kế hoạch Marshall" để ứng phó với đại dịch COVID-19
Trong một bài viết trên báo Thế giới Chủ nhật (WaS), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề cập đến kế hoạch đầu tư khổng lồ trong ngân sách của Liên minh châu Âu (EU). Bà nói: “Chúng ta cần một kế hoạch Marshall cho châu Âu”.
Trong khi đó, Giám đốc Viện Kinh tế Đức (IW) Michael Hüther ủng hộ việc châu Âu tung ra “trái phiếu Corona”, coi đây như một “tín hiệu về tình đoàn kết” với những nước EU gặp khó khăn trong khủng hoảng như Italy và Tây Ban Nha.Theo ông, "trái phiếu Corona" được tạo ra cho tình huống đặc biệt hiện nay cần có tổng trị giá từ 100-1.000 tỷ euro. Hiện Chính phủ liên bang Đức vẫn từ chối một ý tưởng như vậy.
Trong khi đó, áp lực đang ngày càng gia tăng đối với EC liên quan việc tung ra “trái phiếu Corona” này. Ủy viên thị trường nội khối người Pháp Thierry Breton và Ủy viên Kinh tế người Italy Paolo Gentiloni đã kêu gọi các nước thành viên thành lập một quỹ trái phiếu cho vay dài hạn, được gọi là "trái phiếu Corona", để tái thiết nền kinh tế châu Âu sau khủng hoảng. Hiện một số nước như Italy, Pháp, Tây Ban Nha,… ủng hộ biện pháp này, trong khi các nước Đức, Áo và Hà Lan lại phản đối. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hai cựu Ngoại trưởng Đức là Joschka Fischer và Sigmar Gabriel cảnh báo dịch COVID-19 về lâu dài có thể dẫn tới sự sụp đổ của EU nếu châu Âu không có một chương hỗ trợ kinh tế giống như Kế hoạch Marshall khổng lồ trước đây. Trong bài bình luận đăng trên báo Tấm gương hàng ngày (Tagesspiegel), hai cựu ngoại trưởng viết: “Dịch COVID-19 có khả năng đẩy nhanh hai tiến trình đối nghịch nhau.Một là có thể làm sâu sắc thêm các rạn nứt tồn tại ở châu Âu và dẫn tới sự sụp đổi của liên minh, hoặc EU và các quốc gia thành viên có thể đoàn kết để cùng nhau chống dịch cũng như hậu quả của dịch".
Theo hai cựu ngoại trưởng, số tiền hỗ trợ mà EU dành cho Tây Ban Nha và Italy - hai quốc gia EU bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19- là không đủ và cần phải có nhiều hơn nữa.Theo hai ông, sự thành công về kinh tế của Đức sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 sẽ không thể có được nếu không có tình đoàn kết của châu Âu.
Do đó, Berlin cần phải có trách nhiệm đặc biệt hỗ trợ các quốc gia khác trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Bài bình luận cho rằng đây là lý do Đức, bên cạnh Pháp, cần phải thể hiện sự sẵn sàng lãnh đạo châu Âu, với hai nhiệm vụ chính là hợp tác để cung cấp viện trợ trong khủng hoảng và đề ra một chương trình tái thiết chung sau khủng hoảng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU vẫn chưa thống nhất được kế hoạch chi tiêu chung để ứng phó dịch COVID-19
22:23' - 04/04/2020
Hiện tại, 27 quốc gia thành viên EU đang ứng phó dịch COVID-19 với các kế hoạch chi tiêu riêng, trong đó các nước giàu như Đức và Hà Lan có thể thực hiện các gói chi tiêu lớn.
-
Ô tô xe máy
Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến 1,1 triệu việc làm trong ngành ô tô của EU
14:46' - 02/04/2020
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) cho biết, các nhà máy ngừng hoạt động do dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến ít nhất 1,1 triệu người châu Âu làm việc trong ngành sản xuất ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
EU công bố danh sách "các lao động thiết yếu" được phép đi lại trong mùa dịch COVID-19
13:15' - 31/03/2020
Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/3 (giờ địa phương) đã công bố danh sách "các lao động thiết yếu" được phép đi lại giữa các nước thành viên EU trong mùa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất gói kích thích tài chính mới khắc phục hậu quả của COVID-19
15:35' - 29/03/2020
EC sẽ đề xuất một gói kích thích tài chính mới nhằm giúp phục hồi kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) sau những thiệt hại mà dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12'
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hạ thấp tuyên bố của Mỹ về cuộc không kích các cơ sở hạt nhân
16:23' - 30/06/2025
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phóng đại" kết quả chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giảm thuế giữa Mỹ và Anh chính thức có hiệu lực
15:01' - 30/06/2025
Thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong đó giảm một số loại thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh, đã chính thức có hiệu lực.