EU vẫn chưa thống nhất được kế hoạch chi tiêu chung để ứng phó dịch COVID-19
Trong khi Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác đã tung ra các kế hoạch tài chính “khổng lồ” để ứng phó khủng hoảng kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, châu Âu dường như “đứng ngoài cuộc” do sự bất đồng quan điểm trong nội bộ của liên minh này.
Hiện tại, 27 quốc gia thành viên EU đang ứng phó dịch COVID-19 với các kế hoạch chi tiêu riêng, trong đó các nước giàu như Đức và Hà Lan có thể thực hiện các gói chi tiêu lớn, song những nước có gánh nợ lớn như Tây Ban Nha và Italy lại đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 và không có đủ nguồn lực tài chính.
Để chia sẻ “gánh nặng” trên tốt hơn, các nước EU đang đưa ra một số đề xuất, song sự bất đồng xảy ra khi một vài quốc gia Bắc Âu không ủng hộ lời kêu gọi xây dựng ngân sách chung và đi vay để giúp tái thiết nền kinh tế.
Trong các đề xuất được đưa ra trước thềm cuộc họp ứng phó khủng hoảng của các bộ trưởng tài chính EU, dự kiến diễn ra vào ngày 7/4 tới, Italy và Tây Ban Nha, với sự ủng hộ của Pháp và một vài nước khác, đang kêu gọi kiến tạo một công cụ tài chính thông qua một khoản vay chung của tất cả 19 quốc gia thành viên Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Những công cụ này - đôi khi được gọi là "trái phiếu Corona" - sẽ gom lại các khoản vay của các nước thành viên Eurozone để khắc phục các khó khăn kinh tế do dịch COVID-19 và trong một khoảng thời gian được giới hạn.
Sự tương hỗ về nợ của các nước châu Âu từ lâu đã là mục tiêu của các quốc gia “nặng nợ” ở khu vực Nam Âu như Italy, song không nhận được sự tán thành của các nước ở phía Bắc châu Âu.
Các quốc gia thành viên EU có mức nợ được coi là an toàn nhất, dẫn đầu là Đức, luôn từ chối hỗ trợ các quốc gia được coi là “thiếu kỷ luật” về vấn đề tài chính. Bất chấp những đề xuất của Italy và Tây Ban Nha, quan điểm này của Đức rất khó thay đổi.
Trong khi đó, như một sự nhân nhượng, Đức sẵn sàng chuyển sang sử dụng Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), được tạo ra vào năm 2012 trong cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone để giúp các quốc gia thành viên gặp khó khăn về tài chính.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 3/4 cho hay đề xuất của ông là “sử dụng các công cụ hiện có một cách nhanh chóng và hiệu quả" với một kế hoạch gồm ba giai đoạn dựa trên ESM, Ngân hàng Đầu tư châu Âu và tái bảo hiểm thất nghiệp ở quy mô EU.
Với nguồn vốn khoảng 420 tỷ euro, ESM cung cấp tín dụng cho các quốc gia gặp khó khăn tài chính song đổi lại họ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu và cải cách - như trường hợp của Hy Lạp.
Tại một hội nghị thượng đỉnh cách đây khoảng 2 tuần trước, Italy và Tây Ban Nha đã từ chối đề xuất này vì không đồng tình với điều kiện kèm theo là phải chấp nhận sự giám sát chính sách đối ngoại, nhất là trong một cuộc khủng hoảng y tế không phải do họ gây ra./.
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu thiệt hại nặng do dịch COVID-19
09:32' - 02/04/2020
Giám đốc điều hành Volkswagen (VW), ông Herbert Diess cho biết dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang khiến tập đoàn sản xuất ô tô này thiệt hại khoảng 2 tỷ euro (tương đương 2,2 tỷ USD) mỗi tuần.
-
Kinh tế & Xã hội
Vì sao những bệnh viện châu Âu lại "đầu hàng" trước dịch COVID-19?
07:00' - 02/04/2020
Các chuyên gia về dịch bệnh cho rằng hệ thống bệnh viện của châu Âu, vốn thiếu kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh là một phần nguyên nhân làm đại dịch trở nên thảm khốc như vậy trên khắp châu lục.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy quan hệ theo hướng lành mạnh và bền vững
20:34'
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken thảo luận về quan hệ song phương cùng các vấn đề quốc tế như tình hình Trung Đông và cuộc xung đột Hamas và Israel.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án khí LNG 34,74 tỷ USD
20:32'
Chính phủ Indonesia vừa phê duyệt kế hoạch phát triển (POD) sửa đổi của dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Abadi tại lô Masela, vùng biển phía Đông gần với Australia.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới
20:30'
Mỹ đang trên đà trở thành nước sản xuất và xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới trong năm nay, đồng thời là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm tinh chế và khí đốt hóa lỏng hàng đầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhập khẩu khí hóa lỏng cao kỷ lục từ Nga
10:44'
Kommersant mới đây dẫn số liệu từ Kpler cho biết lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 1,75 triệu tấn trong tháng 11.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt nguy cơ tấn công khủng bố "rất lớn"
08:40'
Ngày 5/12, Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU), bà Ylva Johansson cảnh báo EU phải đối mặt với "nguy cơ tấn công khủng bố rất lớn" trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sắp tới.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đề ra 8 chiến lược thúc đẩy ngành du lịch
08:39'
Ngày 5/12, tại Cuộc họp điều phối cấp cao Ban thư ký tăng tốc phát triển du lịch, Chính phủ Indonesia đã vạch ra 8 giải pháp chiến lược thúc đẩy lĩnh vực này nhằm hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 50 người trên xe lao xuống vực tại Philippines
22:11' - 05/12/2023
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng khi một xe khách rơi xuống vực tại tỉnh Antique, miền Trung Philippines, chiều 5/12.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc vẫn đau đầu với lạm phát
20:26' - 05/12/2023
Theo số liệu vừa được công bố, giá tiêu dùng, một thước đo lạm phát quan trọng, đã tăng 3,3% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 3,8% ghi nhận trong tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Đức vẫn đứng đầu châu Âu về thu hút FDI
18:10' - 05/12/2023
Cơ quan Thương mại và Đầu tư (GTI) của Đức cho biết Đức vẫn là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất ở khu vực châu Âu.