Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Sớm cụ thể hóa để Luật Điện lực sửa đổi là đòn bẩy phát triển năng lượng mới
Với việc Quốc hội thông qua vào ngày 30/11/2024, Luật Điện lực sửa đổi đã kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá, quyết liệt để đẩy nhanh đầu tư các dự án năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, năng lượng mới như điện gió ngoài khơi…
Phóng viên TTXVN đã trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam về các giải pháp cần thiết để Luật Điện lực sửa đổi sớm đi vào cuộc sống và thực sự là đòn bẩy cho phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
*Phóng viên: Thưa ông Luật Điện lực sửa đổi được Quốc hội thông qua mới đây đã khắc phục được những bất cập gì trong Luật trước đó nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, nhất là điện gió ngoài khơi?*Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Luật Điện lực sửa đổi được Quốc hội thông qua mới đây là tin vui cho tất cả các cơ quan liên quan đến lĩnh vực điện lực và năng lượng, trong đó có điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, để Luật Điện lực sửa đổi sớm đi vào cuộc sống, rất cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn cụ thể hơn. Chúng tôi cho rằng đây là việc khó khăn bởi vì nghị định hướng dẫn được xây dựng không chỉ theo tinh thần của Luật Điện lực sửa đổi mà còn phải tuân thủ các luật hiện hành khác, như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Thuế, Luật Giá, Luật Bảo vệ môi trường… Vì vậy, chúng tôi vẫn không khỏi lo ngại về tính phù hợp của nghị định mới liệu có đáp ứng được kỳ vọng của các cơ quan quản lý và nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng mới như điện khí LNG và điện gió ngoài khơi.*Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về tính đồng bộ của Luật Điện lực sửa đổi với các luật khác nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, trong đó có điện gió ngoài khơi?
*Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Hiện nay sự đồng bộ của pháp luật vẫn luôn là "bài toán" khó. Vì vậy, nếu chờ đợi việc sửa tất cả các luật để đồng bộ thì sẽ mất thêm từ 3-5 năm nữa và tất cả các dự án sẽ phải chờ. Do vậy, Hội Dầu khí kiến nghị cần có một nghị quyết chuyên đề của Quốc hội với những nội dung cần thiết cho lĩnh vực điện khí LNG, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, bao gồm cả những vấn đề từ Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Thuế, Luật bảo vệ môi trường… Ví dụ như trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, chúng ta chưa xây dựng được cơ chế giá, cơ chế thuế trong nước, thuế xuất khẩu điện gió, quy định cụ thể với việc đánh giá tác động môi trường của các dự án điện gió ngoài khơi… Vì vậy, Hội Dầu khí Việt Nam mong muốn Quốc hội sớm có một nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực điện khí LNG, năng lượng tái tạo ngoài khơi, trong đó có điện gió ngoài khơi. Có như vậy, các năng lượng tái tạo nói chung và dự án điện gió ngoài khơi nói riêng mới có thể triển khai thuận lợi, góp phần hiện thực hoá mục tiêu không phát thải carbon (net zero) vào năm 2050 cũng như các mục tiêu tăng tỷ trọng điện gió ngoài khơi trong cơ cấu năng lượng quốc gia. *Phóng viên:Trong khi chưa thể có ngay nghị quyết chuyên đề như mong muốn, vậy cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp gì để Luật Điện lực sửa đổi nhanh chóng đi vào cuộc sống, thưa ông?*Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Đầu tiên, cơ quan chủ trì sẽ phải soạn thảo nghị định hướng dẫn, trong quá trình này nếu thấy những điểm còn vướng mắc với các bộ luật khác thì tổng hợp lại và kiến nghị kịp thời lên các cơ quan của Quốc hội để xem xét từng vấn đề. Khi đó, nghị định hướng dẫn Luật Điện lực sửa đổi sẽ được thừa hưởng tinh thần của một nghị quyết chuyên đề của Quốc hội, phù hợp với thực tiễn và khả thi. *Phóng viên: Ông nhìn nhận như thế nào về các khó khăn vẫn tồn tại với việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi sau khi Luật Điện lực sửa đổi đi vào cuộc sống?*Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng nhà đầu tư trong lĩnh vực này sẽ quan tâm đến việc Luật Đầu tư có cho phép các hình thức linh hoạt lựa chọn nhà đầu tư hay không, hay bắt buộc vẫn phải đưa ra đấu thầu như quy định? Bên cạnh đó, cơ chế giá áp dụng cho điện gió ngoài khơi, xuất khẩu điện gió ngoài khơi, điện gió ngoài khơi gắn với sản xuất hydrogen xanh… vẫn là "khoảng trống cần được lấp đầy". Thực tế trên thế giới cho thấy, các nhà đầu tư lớn có thương hiệu, có kinh nghiệm, công nghệ và năng lực tài chính tốt thì luôn được các nước mời chào và gần như có đặc quyền trong tham gia dự án. Vì vậy, chúng tôi cho rằng chúng ta phải linh hoạt trong các trường hợp nếu có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến một dự án thì mới nên tổ chức đấu thầu; còn với các dự án đặc thù không có nhiều nhà đầu tư thì hoàn toàn có thể đàm phán trực tiếp dựa trên mục tiêu của chủ nhà và năng lực thực sự của nhà đầu tư. Thực tế cũng cho thấy ngay cả tổ chức đấu thầu thì vẫn có thể xảy ra tình trạng thông thầu, "quân xanh, quân đỏ", vì vậy, quan trọng nhất vẫn là có cơ chế kiểm soát.*Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15' - 29/11/2024
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Điện lực để "gỡ vướng" cho điện khí và điện gió ngoài khơi
16:13' - 16/10/2024
Luật “xương sống” cho sự phát triển các dự án điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi là Luật Điện lực vẫn còn nhiều “khoảng trống pháp lý” cần được lấp đầy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Lựa chọn “trúng, đúng” đơn vị tư vấn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao
16:15'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD
15:57'
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản cũng đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước
15:37'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
15:14'
Ngày 26/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1651/QĐ-TTg, giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến giảm 6 cơ quan chuyên môn
15:14'
Theo ông Nguyễn Văn Nên, phải tính toán sử dụng cho phù hợp, lựa chọn người thực tài, có năng lực và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng phát triển Thành phố cũng như đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Thừa Thiên-Huế sẽ có thêm khoảng 1.000 căn nhà xã hội
12:47'
Dự án Nhà ở xã hội tại khu đất XH1 khu C – Đô thị mới An Vân Dương dự kiến sẽ được khởi công vào quý I.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ đầu tư trên 3.100 tỷ đồng xây dựng hạ tầng lưới điện ở Bến Tre
12:47'
Giai đoạn 2020-2025, Tổng công ty đầu tư tại tỉnh Bến Tre với vốn đầu tư hơn 2.261 tỷ đồng; trong đó, lưới điện trung hạ thế 1.356,8 tỷ đồng và 904,4 tỷ đồng lưới 110kV.
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng đến nền nông nghiệp xanh từ sản xuất tuần hoàn
09:30'
Tại Bắc Ninh đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn của một số doanh nghiệp, cá nhân đã đem lại hiệu quả trong sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
08:00'
Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024, do Ban biên tập tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn.