Phó Thủ tướng: Lựa chọn “trúng, đúng” đơn vị tư vấn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao
Cần có cơ chế, chính sách để lựa chọn “trúng, đúng” tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế uy tín, có kinh nghiệm và năng lực hàng đầu thế giới tham gia từ khâu thiết kế tổng thể đến thẩm định, đánh giá, giám sát quá trình lập quy hoạch, lựa chọn hướng tuyến, xây dựng nội dung các gói thầu, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư...
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia tại Phiên họp thứ 3, diễn ra sáng 26/12, tại Trụ sở Chính phủ.
* Dự kiến khởi công vào tháng 12/2027
Báo cáo tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai dự án thực hiện bao gồm: Lựa chọn tư vấn; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi; đấu thầu các gói thầu thi công xây dựng... Dự kiến, dự án khởi công vào tháng 12/2027.
Bộ Giao thông vận tải đang xây dựng, lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ quy định cụ thể các mốc tiến độ chính của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương; xây dựng một số chính đặc thù, đặc biệt đối với dự án.Tại Phiên họp, lãnh đạo một số bộ đã thảo luận về vấn đề đặt ra trong kế hoạch thực hiện như: phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo đường sắt, đào tạo nhân lực; phương án huy động nguồn vốn; cho ý kiến về kế hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất, định hướng phát triển quỹ đất đô thị theo hướng tuyến giao thông (TOD) cơ chế chính sách thực hiện; ứng dụng, chuyển giao tiến tới làm chủ công nghệ; định hướng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia…
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị tính toán, xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo định hướng lựa chọn công nghệ, “càng chi tiết, càng tốt”; từ đó, Bộ có kế hoạch triển khai, phân bổ cụ thể đến từng trường đại học, phương án hợp tác đào tạo quốc tế... Cho rằng việc lựa chọn tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm định rất quan trọng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh đây phải là những tổ chức có kinh nghiệm, năng lực, chuyên môn hàng đầu thế giới. * Lựa chọn “trúng, đúng” tổ chức, đơn vị tư vấn Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao. Vì vậy, kế hoạch thực hiện phải rõ việc, rõ người, rõ bước đi, khoa học, bài bản, đồng bộ, toàn diện, không “vừa làm, vừa chờ”; bắt đầu từ xây dựng cơ chế chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn đến điều tra, khảo sát, thiết kế, lựa chọn công nghệ, tổ chức vận hành, khai thác, quản lý... Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam phải khoa học, toàn diện, đồng bộ, thể hiện tính khả thi, linh hoạt để thực hiện mục tiêu có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Bắc tới Nam, thậm chí có thể mở rộng hơn. Việt Nam phải làm chủ quá trình phát triển tuyến đường sắt, từng bước nắm bắt, làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, các phân ngành liên quan đến thông tin, điều khiển, vận hành quản lý và các hệ sinh thái kinh tế đi cùng."Bám sát mục tiêu Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; làm rõ từng vấn đề cụ thể, "ai làm, bao giờ làm và chú trọng từng khâu cụ thể"; có tầm nhìn rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về cơ chế chính sách pháp luật, Bộ Giao thông vận tải xem xét kỹ lưỡng, xem xét sửa đổi Luật Đường sắt, phải tính toán, đưa vào hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến đường sắt tốc độ cao, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công nghệ, thiết bị vận hành, điều hành, quản lý thông tin, vấn đề an toàn xây dựng, có chế chính sách đặc thù để làm được đường sắt cao tốc. “Quá trình xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn hướng tuyến, thiết kế kỹ thuật tổng thể dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam phải dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn, và năng lực của tổ chức, chuyên gia tư vấn, thẩm định”, Phó Thủ tướng nói, đồng thời lưu ý, việc lựa chọn nhà thầu, các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho dự án phải có sự tham gia của tư vấn. * Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng Trên cơ sở thiết kế kỹ thuật tổng thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để thành lập các tổ công tác trong từng nội dung cụ thể; từ đó, xác định chỉ tiêu sử dụng đất, thực hiện giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để tạo quỹ đất phát triển đô thị, nông thôn theo hướng tuyến giao thông, xác định tổng vốn và phương án huy động (ngân sách, trái phiếu, ODA, đất đai) để thực hiện... Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải đánh giá toàn bộ nhu cầu nhân lực cần đào tạo, đào tạo lại, trình độ… để triển khai dự án cũng như phát triển ngành công nghiệp đường sắt.Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện đặt hàng của Chính phủ về đào tạo nhân lực dựa vào các trường đại học trong nước, hợp tác quốc tế đối với đối tác công nghệ được lựa chọn.
Về phát triển công nghiệp đường sắt trong nước, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp của Việt Nam để tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ, xác định rõ các khâu Việt Nam sẽ làm chủ và hạng mục nhập khẩu, phát triển sản xuất lưỡng dụng, đa mục đích. Cùng với việc bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu vận hành, khai thác, xử lý sự cố..., Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có phương án tái cơ cấu, kiện toàn tổ chức bộ máy để tham gia vào quá trình triển khai xây dựng dự án cho đến tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành sau khi hoàn thành. “Kế hoạch phải rõ sản phẩm, rõ tiến độ, rõ người thực hiện, rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu, xuyên suốt dự án từ Bắc đến Nam, phân chia từng loại công việc (công trình, phi công trình)”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp đào tạo kỹ sư chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đô thị
18:46' - 22/12/2024
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên sẽ được cấp bằng Đại học chính quy ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bố trí các ga kết nối tốt với giao thông công cộng
17:14' - 19/12/2024
Việc bố trí các ga bảo đảm khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng; bảo đảm khai thác có hiệu quả hạ tầng, phương tiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
22:02' - 18/12/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm
10:07'
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ trưởng 11,03% (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố cũ).