Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Muốn khai mở thị trường này, một mặt cần có sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác có kinh nghiệm, mặt khác cần xây dựng cơ chế ưu đãi chi tiết cho loại hình năng lượng sạch này.
*Cần hợp tác với đối tác có kinh nghiệm
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt vào tháng 5 năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi đạt 6.000MW vào năm 2030 nhưng trên thực tế mục tiêu này đang dần trở nên bất khả thi.
Theo Chủ tịch EuroCham Bruno Jaspaert, cần ít nhất 3 năm để xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi và bắt đầu đưa vào vận hành, đồng nghĩa với việc phải bắt đầu xây dựng vào năm 2027, trước đó cần 3-4 năm phát triển dự án trước khi đóng tài chính.
Điều đó có nghĩa là tất cả các giấy phép cần sẵn sàng và mọi trở ngại cần được giải quyết trong vòng 6 tháng tới mới có cơ hội đạt được mục tiêu trên.
Trong báo cáo gần đây, Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá, việc phát triển điện gió ngoài khơi là phù hợp với chủ trương của Đảng và các quy hoạch cấp quốc gia đã được phê duyệt. Nhìn chung các dự án điện gió ngoài khơi đã được kiểm nghiệm về mặt công nghệ và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và đã được triển khai rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.
Theo Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ở Việt Nam, khó khăn lớn nhất hiện nay liên quan đến quá trình phát triển các dự án ĐGNK là có sự chưa thống nhất trong các quy định pháp luật về quản lý các hoạt động trên biển, đầu tư vốn lớn, liên quan đến quốc phòng, an ninh... Do đó, cần sớm có khung pháp lý để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, đối với các dự án điện gió ngoài khơi, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho rằng cần cụ thể hoá trong Luật Điện lực các cơ chế và quy định. Đó là cần cho phép Thủ tướng Chính phủ giao doanh nghiệp nhà nước đầu mối, đề xuất phương án phát triển (đối tác hợp tác, kế hoạch tổ chức thực hiện...) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bởi dự thảo hiện nay chưa giải quyết được vấn đề Thủ tướng Chính phủ giao doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể hợp tác với đối tác trong và ngoài nước để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên; Thủ tướng Chính phủ giao cho công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện dự án điện gió ngoài khơi và thực hiện khảo sát.
Hiện nay, năng lực và kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, việc độc lập phát triển dự án điện gió ngoài khơi sẽ gặp nhiều thách thức, do vậy để đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời khởi tạo được các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam đảm bảo hiệu quả đầu tư cần có quy định để Thủ tướng Chính phủ giao các doanh nghiệp trong nước hợp tác với đối tác quốc tế có năng lực, kinh nghiệm.
Do đó, để phát huy thế mạnh về năng lực và kinh nghiệm, sử dụng hiệu quả nguồn lực, bên cạnh doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì cần có quy định cho phép Thủ tướng Chính phủ giao cho công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện việc khảo sát và phát triển dự án điện gió ngoài khơi.
Đồng tình với quan điểm này, ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác Đông Nam Á của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng việc kết hợp doanh nghiệp nhà nước và các đối tác quốc tế nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi để triển khai các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cũng tương tự như sự hợp tác trong ngành dầu khí của Việt Nam. Lãnh đạo GWEC đề xuất Chính phủ cho phép các doanh nghiệp nhà nước hợp tác với các nhà phát triển quốc tế, bởi các đối tác quốc tế mang lại kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực công nghệ, khả năng tiếp cận nguồn vốn và chuỗi cung ứng, còn đối tác trong nước có sự hiểu biết về chính trị, văn hóa cũng như năng lực xây dựng chuỗi cung ứng trong nước.
Hiện nay có 2 phương án chính để khởi động ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, đó là cơ chế phát triển nhanh và phương án phát triển cơ sở (đấu thầu). Theo kinh nghiệm ở hầu hết các quốc gia, cơ chế đấu thầu sẽ mất nhiều năm để phát triển do đặc thù phức tạp. Giai đoạn đầu phát triển thị trường điện gió ngoài khơi thường không áp dụng cơ chế đấu thầu ngay lập tức trong bối cảnh các chính sách, cơ chế chưa được định hình và triển khai đầy đủ.
Cũng theo ông Mark Hutchinson, để đạt được mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030, Chính phủ cần phê duyệt lộ trình chính sách cho điện gió ngoài khơi. Vì vậy, chính phủ Việt Nam nên áp dụng cơ chế phát triển nhanh để lựa chọn 4GW thí điểm đầu tiên vào năm 2030 – 2031,Cùng chung quan điểm này, Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Điện Biên), để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên cả về mặt công nghệ, hiệu quả kinh tế, dự thảo Luật Điện lực nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên cũng cho rằng, việc lựa chọn đối tác có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và công nghệ trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi sẽ giúp doanh nghiệp nhà nước tận dụng được nguồn lực, giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như chia sẻ rủi ro nếu có. Mô hình đối tác này cũng giúp giảm thiểu những quan ngại về vấn đề an ninh, do doanh nghiệp nhà nước vẫn là đối tác nắm quyền kiểm soát đối với dự án.
Hiện nay, dự thảo Luật Điện lực chưa có quy định cụ thể về cơ chế chính sách hỗ trợ cho dự án điện gió ngoài khơi (Khoản 4 Điều 25 Quy định chung) trong khi một số văn bản luật đặc biệt là Luật thuế và Luật Đầu tư chưa quy định cụ thể cho loại hình điện gió ngoài khơi.
Đặc biệt, dự thảo Luật Điện lực chưa có quy định khuyến khích, ưu đãi với các dự án đầu tiên được áp dụng cơ chế đặc thù. Vì vậy, Petrovietnam cho rằng cần làm rõ các cơ chế ưu đãi cũng như cụ thể hóa quy định về việc ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước tham gia ngành điện gió ngoài khơi bắt đầu từ khâu khảo sát cho đến khi tháo dỡ dự án.
Petrovietnam đề xuất bổ sung vào dự thảo một loạt cơ chế ưu đãi cho điện gió ngoài khơi. Đó là giá bán điện và sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn đối với dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia trên nguyên tắc huy động tối đa sản lượng điện gió ngoài khơi trên cơ sở bảo đảm an toàn hệ thống điện nhằm đáp ứng hiệu quả đầu tư của dự án, đồng thời phản ánh đầy đủ các chi phí đầu tư và sản xuất cho các dự án điện gió ngoài khơi…
Ngoài ra, dự án cần được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại mức cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế; được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, đối với vật tư, hàng hóa, thiết bị đối với dự án điện gió ngoài khơi; đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa đối với các hoạt động khảo sát, xây dựng, phát triển, vận hành, khai thác, tháo dỡ dự án điện gió ngoài khơi theo quy định của Chính phủ.
Trong quá trình góp ý cho Luật Điện lực, Hội Dầu khí Việt Nam kiến nghị có cơ chế giao Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quy định, quyết định cụ thể chủ trương đầu tư; phân kỳ giai đoạn phát triển điện gió ngoài ktơi phù hợp với năng lực và trình độ phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió; quy định về công tác điều tra, khảo sát, thăm dò, đo đạc trên biển và giao khu vực biển để đầu tư dự án điện gió ngoài khơi; các quy chuẩn/tiêu chuẩn, định mức, đơn giá liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cho lĩnh vực đầu tư điện gió ngoài khơi (bao gồm: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư); ban hành khung chính sách giá, cơ chế giá cho điện gió ngoài khơi; cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với các dự án điện gió ngoài khơi và cơ chế bán điện/xuất khẩu điện trực tiếp ra nước ngoài từ nguồn điện gió ngoài khơi.
Theo các chuyên gia, thời gian đầu tư xây dựng dự án điện gió ngoài khơi cần khoảng từ 7-10 năm kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát. Có thể thấy, nếu không sớm ban hành hành lang pháp lý để tiến hành phát triển dự án ngay thì việc đạt mục tiêu đưa các dự án điện gió ngoài khơi vào vận hành đến năm 2030 như Quy hoạch điện VIII sẽ khó thành hiện thực.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Điện lực để "gỡ vướng" cho điện khí và điện gió ngoài khơi
16:13' - 16/10/2024
Luật “xương sống” cho sự phát triển các dự án điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi là Luật Điện lực vẫn còn nhiều “khoảng trống pháp lý” cần được lấp đầy.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi
19:00' - 26/07/2024
Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
-
Kinh tế Việt Nam
Lợi thế sản xuất hydrogen xanh từ điện gió ngoài khơi
10:00' - 14/02/2024
Với hàm lượng phát thải carbon bằng 0 và hiệu suất chuyển đổi cao, việc sản xuất hydrogen xanh từ điện gió ngoài khơi là giải pháp đang được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam hướng tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu điện gió ngoài khơi: Sớm chốt cơ chế để không “vào ô mất lượt”!
06:04' - 22/11/2023
Cơ hội xuất khẩu điện gió ngoài khơi này vẫn có thể vuột mất nếu Việt Nam không “chốt” được cơ chế cho phát triển loại hình năng lượng tái tạo này trong vòng một năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng
11:20'
Việc kích cầu tiêu dùng góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025, làm tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang tập trung vào 3 đột phá chiến lược thu hút đầu tư
10:54'
Hậu Giang sẽ tiến hành rà soát, cập nhật danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tư năm 2025 nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thông tin đầy đủ...
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:30'
Sáng 31/3, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh động thổ 2 dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao
18:03' - 30/03/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được khoảng 1,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar
17:36' - 30/03/2025
Thứ trưởng Lê Văn Tuyến đề nghị Đoàn công tác phải xác định đây vừa là trách nhiệm, đồng thời là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam dự Hội nghị khẩn của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar và Thái Lan
15:54' - 30/03/2025
Được sự ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam, đã tham dự Hội nghị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho hơn 1.500 dự án kéo dài, tồn đọng
15:43' - 30/03/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại các dự án tồn đọng có ý nghĩa lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar
14:54' - 30/03/2025
Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường carbon mở đường cho nông nghiệp xanh và bền vững
11:40' - 30/03/2025
Thị trường carbon sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành lâm nghiệp và nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn thu tài chính bền vững, cải thiện đời sống cộng đồng.