Chủ tịch Quốc hội: Cải cách thể chế mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025.
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 4 tháng đầu năm, tình hình thế giới khó khăn, một số nền kinh tế lớn sức mua, sức bán sụt giảm. Ở trong nước, tháng 2-3/2025, sắp xếp bộ máy của Trung ương, các ban Đảng, Quốc hội, Chính phủ; bắt đầu từ cuối tháng 3, tháng 4 đến nay chuẩn bị các điều kiện sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương. Chủ tịch Quốc hội cho biết, người dân đang mong đợi việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng một số luật liên quan tới sắp xếp, tổ chức bộ máy... tại Kỳ họp thứ 9 này. Giữa tháng 6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua các nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, đồng thời trình Quốc hội xem xét việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 24/6/2025. Các nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 và tới ngày 15/8/2025, các địa phương phải sắp xếp xong tổ chức, bộ máy. Nhấn mạnh đây là những nội dung hết sức quan trọng, liên quan tới việc quản lý, chỉ đạo, điều hành lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tại các địa phương, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, phải đảm bảo tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, tạo tiền đề đạt tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026 - 2030. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, 4 tháng đầu năm 2025, nổi bật nhất là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Tỷ giá ổn định và lãi suất cho vay giảm, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng.Tăng trưởng tín dụng tích cực, đặc biệt là chương trình tín dụng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản đạt 60 nghìn tỷ đồng và dự kiến mở rộng lên 100 nghìn tỷ đồng, cho thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với đó, xuất khẩu và nông nghiệp phát triển; ngành nông, lâm, thủy sản tiếp tục giữ tăng trưởng ổn định, sản lượng lúa tăng nhờ diện tích gieo cấy mở rộng. Ngành Du lịch bứt phá với 7,67 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm.
Ngoài ra, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt hơn 944 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán. Vốn đầu tư nước ngoài đến Việt Nam tăng.
Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, thời gian tới, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại gia tăng và các chính sách bảo hộ từ các nền kinh tế lớn, tiềm ẩn rủi ro đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải linh hoạt trong các chiến lược thương mại, đàm phán quốc tế. Bên cạnh đó, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tiến độ chậm; sức mua phục hồi chậm ở một số lĩnh vực, phản ánh cầu tiêu dùng trong nước chưa thực sự mạnh mẽ. Đây là vấn đề cần tính toán trong thời gian tới. Nêu lên các vụ buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị phát hiện với số lượng lớn trong thời gian gần đây, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đã có quy định pháp luật, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) được thành lập từ Trung ương đến địa phương nhưng tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái vẫn diễn ra. Do đó, các địa phương phải kiểm điểm nghiêm túc; tăng cường quản lý thị trường. Cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt nhằm đẩy lùi tình trạng này, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. Về giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay; tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường. Cùng với đó, tiếp tục cải thiện an sinh xã hội; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bão, lũ… “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội tiếp tục đồng hành cùng với Chính phủ, tiếp tục cải cách thể chế, pháp luật mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Theo Chủ tịch Quốc hội, chỉ trong thời gian ngắn, hai dự thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được xây dựng và sau đó được thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao. Điều này cho thấy tinh thần làm việc hết sức tích cực, khẩn trương của Quốc hội.Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, địa phương tập trung quyết liệt triển khai các nghị quyết này để phấn đấu đạt tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.
https://baotintuc.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-cai-cach-the-che-manh-me-de-thao-go-kho-khan-cho-nen-kinh-te-20250523123043332.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
08:19' - 23/05/2025
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024...
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12' - 22/05/2025
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
10:10' - 21/05/2025
Sáng 21/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3
07:58'
Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 117/CĐ-TTg về việc khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (bão Wipha).
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng cấm các hoạt động trên sông, biển từ 17 giờ ngày 20/7
21:31' - 20/07/2025
Chiều 20/7, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng phát đi thông báo số 303/BCHPTDS về việc cấm các hoạt động trên sông, biển để phòng chống bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh
21:31' - 20/07/2025
Việc chuyển đổi theo mô hình kinh tế tuần hoàn không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc đối với ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngư dân ven biển Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3
21:17' - 20/07/2025
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, ngư dân Nghệ An đang khẩn trương cập cảng sớm để tiêu thụ hải sản, kiểm tra, gia cố phương tiện và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão từ sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Hỗ trợ các gia đình nạn nhân
20:53' - 20/07/2025
Một ngày sau vụ tai nạn lật tàu trên vịnh Hạ Long, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã chung tay hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, góp phần xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân và gia đình.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên: Ngư dân ven biển chủ động bảo vệ tài sản trước khi bão số 3 đổ bộ
20:52' - 20/07/2025
Hưng Yên đang khẩn trương thực hiện các công việc ứng phó với cơn bão, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của bão đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội siết chặt an toàn đường thủy trên tuyến sông Hồng, ứng phó bão số 3
20:51' - 20/07/2025
Chiều 20/7, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với UBND và Công an phường Hồng Hà kiểm tra thực tế dọc tuyến sông Hồng; đồng thời tuyên truyền việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ xóa hơn 266.500 nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
20:20' - 20/07/2025
Theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tính đến hết ngày 19/7, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 266.511 căn, trong đó, khánh thành 231.513 căn, đang khởi công, xây dựng 34.998 căn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 12: Kỳ vọng vào tương lai phát triển của đất nước
20:17' - 20/07/2025
Tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp lớn cần triển khai trong thời gian tới.