Chủ tịch Quốc hội tiếp Cao ủy phụ trách thương mại của Liên minh châu Âu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng chào đón Cao ủy Cecilia Malmstrom tại Nhà Quốc hội trong không khí rất phấn khởi khi Việt Nam và EU vừa ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vào chiều 30/6 tại Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của EU và Cao ủy Cecilia Malmstrom trong việc thúc đẩy ký kết EVFTA và EVIPA.
Chia sẻ ấn tượng tốt đẹp trong chuyến thăm EU và Nghị viện châu Âu (EP) vào tháng 4/2019 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn đại diện EU/EP đã đón tiếp trọng thị và bố trí chương trình làm việc hiệu quả. Hai bên đã trao đổi nhiều nội dung cụ thể liên quan đến việc ký kết, phê chuẩn EVFTA và EVIPA. Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, ngay sau chuyến thăm, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với tỷ lệ đồng thuận rất cao và cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Cao ủy Cecilia Malmstrom cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp; bày tỏ vinh dự có mặt tại Việt Nam trong những ngày này. Cao ủy Cecilia Malmstrom nhấn mạnh, việc ký kết EVFTA và EVIPA là bước tiến hết sức quan trọng trong quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu; thể hiện mong muốn của cả hai bên trong hai lĩnh vực này; đồng thời củng cố hơn nữa mối quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa hai bên. Với EVFTA và EVIPA, hai bên mong muốn quan hệ hợp tác tiến xa hơn nữa trên cơ sở thực hiện những cam kết chung và tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực thương mại, đầu tư. Theo Cao ủy Cecilia Malmstrom, việc ký kết EVFTA và EVIPA là thành quả rất lớn lao của các nhà lãnh đạo và đội ngũ những cán bộ đàm phán của hai bên; đồng thời gửi thông điệp rằng, Liên minh châu Âu và Việt Nam muốn hợp tác mạnh mẽ với nhau về thương mại tự do và bền vững nhằm mang lại lợi ích chung cho người dân và doanh nghiệp hai bên. “Lễ ký kết hai Hiệp định là một dấu mốc lịch sử quan trọng nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm tới đây”, nhấn mạnh điều này, Cao ủy Cecilia Malmstrom cũng nêu rõ, phía EU sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai các công việc tiếp theo liên quan đến hai hiệp định. Đánh giá cao vai trò của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết hai hiệp định, Cao ủy Cecilia Malmstrom nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện các hiệp định, trong đó có Chương về thương mại và phát triển bền vững để mang lại lợi ích thực sự cho người lao động, cho người dân và bảo vệ môi trường. Theo Cao ủy Cecilia Malmstrom, còn nhiều công việc phía trước, trong đó có lộ trình cụ thể thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mỗi bên…Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, ngay tại Kỳ họp cuối năm nay, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành phê chuẩn EVFTA; cam kết tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện EVFTA, EVIPA và đang tích cực xem xét để phê chuẩn 2 Công ước còn lại của ILO trong thời gian sớm nhất.
Chia sẻ với Cao ủy Cecilia Malmstrom về tầm quan trọng của EVFTA, EVIPA, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hai hiệp định này sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp đã có giữa hai bên lên tầm cao mới và mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai bên; đồng thời bày tỏ tin tưởng, khi được phê chuẩn và triển khai thực hiện, hai hiệp định sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Cao ủy Cecilia Malmstrom cũng đã trao đổi về một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm; nhất trí việc đối thoại và duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa hai bên là hết sức quan trọng không chỉ trong quá trình triển khai thực hiện hai hiệp định mà còn góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong khuôn khổ Hiệp định Quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA).
Theo đó, các cơ quan chức năng của hai bên phải phối hợp chặt chẽ với nhau để chuẩn bị các bước tiếp theo trình Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu phê chuẩn một cách thuận lợi nhất.
Nhất trí với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về việc hai bên cần phối hợp chặt chẽ, Cao ủy Cecilia Malmstrom nhấn mạnh, đây cũng là lý do vì sao cần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, kinh doanh giữa hai bên.
Theo Cao ủy Cecilia Malmstrom: Chúng ta đem lại các cơ hội cho doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó cũng phải mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dân, làm cho người dân hai bên xích lại gần nhau hơn nữa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và sẵn sàng hợp tác trong các vấn đề cùng quan tâm. Thương mại phải đóng vai trò là cầu nối chứ không phải là xây dựng những bức tường ngăn cách.
Cao ủy Cecilia Malmstrom cũng cho rằng, không chỉ trên bình diện song phương, quan hệ Việt Nam - EU còn cần được nhìn nhận ở cả góc độ đa phương, đóng góp vào việc thúc đẩy các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay các tổ chức đa phương khác... Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, nhận thức chung giữa hai bên là tăng cường hợp tác để đem lại sự thịnh vượng cho người dân và doanh nghiệp hai bên, hợp tác không chỉ vì lợi ích của Việt Nam và EU mà còn đóng góp cho sự thịnh vượng chung của thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Australia đưa tin Việt Nam và EU ký EVFTA
13:05' - 01/07/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 30/6, báo The Australian, nhật báo quốc gia hàng đầu ở Australia, đưa tin Liên minh châu Âu (EU) vừa ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
EVFTA: Giới doanh nghiệp EU hy vọng hiệp định sớm được phê chuẩn
10:47' - 01/07/2019
Phía châu Âu đánh giá Việt Nam đại diện cho một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty EU xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Reuters: EVFTA mở đường cho việc giảm 99% hàng rào thuế quan
18:58' - 30/06/2019
Chiều 30/6, các tờ báo và hãng tin lớn quốc tế như Reuters đã đưa tin về sự kiện Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.