Chủ tịch Trần Quốc Nam: Ninh Thuận rất đồng thuận, kỳ vọng vào việc triển khai Dự án Điện hạt nhân
Sau khoảng 8 năm tạm dừng Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận theo Nghị quyết 31/2016/QH14 của Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua việc tái khởi động dự án điện hạt nhân, làm cơ sở để đẩy nhanh dự án, tạo điểm nhấn cho sự phát triển mới của đất nước. Ninh Thuận - vùng đất hội tụ những giá trị khác biệt rất vinh dự và tự hào khi được đảm nhiệm, đón nhận dự án tầm cỡ đầu tiên của đất nước.
Chia sẻ vinh dự được gánh trọng trách quan trọng của đất nước về an ninh năng lượng, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận xung quanh vấn đề này. Phóng viên: Với việc Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết tái khởi động Dự án Điện hạt nhân tại tỉnh, xin Chủ tịch chia sẻ cảm nhận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh khi vinh dự được đón nhận trọng trách quan trọng này?Chủ tịch Trần Quốc Nam: Từ năm 2009, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 41/2009/QH12 về chủ trương xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đều rất đồng thuận việc triển khai dự án, phối hợp rất tốt thực hiện các công việc cho đến khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 31/2016/NQ-QH14 dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án. Từ đó đến nay, nhân dân vùng dự án gặp nhiều khó khăn, mong muốn sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.
Nay Quốc hội có chủ trương tái khởi động Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân vùng dự án và cử tri Ninh Thuận luôn đồng tình, tin tưởng, chấp hành theo các quyết định, chủ trương, đường lối lãnh chỉ đạo của Đảng. Đây là vinh dự rất lớn lao của Đảng bộ và nhân dân Ninh Thuận khi Quốc hội thông qua việc tiếp tục khởi động dự án Điện hạt nhân trong bối cảnh tình hình phải đủ nguồn năng lượng, nhất là năng lượng sạch đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết để phát triển của cả đất nước đến năm 2030, năm 2045 và xa hơn, bền vững hơn.
Ninh Thuận luôn mong muốn đóng góp công sức, nguồn lực…, góp phần cùng cả nước, dân tộc Việt Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng quyết tâm thực hiện khát vọng phát triển đất nước, hướng đến “Kỷ nguyên phát triển mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” do Tổng Bí thư Tô Lâm khởi xướng.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch, trước đây khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 31/2016/QH14 dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, địa phương đã gặp khó khăn gì? Và tỉnh có giải pháp như thế nào để ổn định cuộc sống người dân vùng dự án?
Chủ tịch Trần Quốc Nam: Ngày 26/11/2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết 31/2016/QH14 dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chủ trương này đã làm thay đổi các kịch bản tăng trưởng và phát triển của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn hai xã Phước Dinh, xã Vĩnh Hải và vùng lân cận bị xuống cấp do không được đầu tư, chờ bàn giao chuyển đi nơi ở mới. Nhân dân trong vùng dự án gặp nhiều khó khăn, trải qua thời gian dài chờ đợi, mong mỏi sớm được về nơi ở mới, ổn định đời sống và sản xuất.
Tỉnh đã tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, Đảng viên, các hội đoàn thể chính trị và nhân dân hiểu rõ hơn về chủ trương dừng thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội thông qua đó đã giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của người dân, tạo đồng thuận cao với chủ trương của Nhà nước.
Để ổn định sản xuất cho người dân vùng dự án, trong năm 2024, Quốc hội, Chính phủ đã bố trí cho tỉnh 273 tỷ đồng và cùng với vốn cân đối ngân sách địa phương, tỉnh đã đầu tư 17 hạng mục về giao thông, trường học tại 2 khu vực Nhà máy Điện hạt nhân.
Tỉnh xác định trong thời gian chờ đợi triển khai lộ trình các công việc sắp tới cần có thời gian, trước mắt phải bảo đảm cho nhân dân vùng dự án có các điều kiện về đời sống, sinh hoạt, sản xuất liên tục, tối thiểu, các công trình đầu tư phát huy hiệu quả trước mắt và lâu dài, không lãng phí nguồn lực Nhà nước; đặc biệt là tạo niềm tin cho nhân dân yên tâm trong thời gian cùng đồng hành triển khai các công việc rất quan trọng, cấp bách để xây dựng các Nhà máy Điện hạt nhân.
Phóng viên: Giờ dự án đã được tái khởi động lại, thưa Chủ tịch, tỉnh có sự chuẩn bị như thế nào để đón nhận dự án trọng điểm của Quốc gia?
Chủ tịch Trần Quốc Nam: Khi xác định cụ thể lộ trình triển khai các Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, trước mắt tỉnh sẽ chủ động tiến hành khảo sát, lấy ý kiến, xác định tâm tư, nguyện vọng nhân dân vùng dự án, tăng cường tuyên truyền, thông tin, vận động tạo đồng thuận nhân dân khi dự án được triển khai.
Đồng thời, tỉnh cũng xin chủ trương của Trung ương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bổ sung định hướng phát triển nhà máy điện hạt nhân. Tỉnh cũng sẽ lựa chọn phương án phát triển các ngành, lĩnh vực; bố trí lại không gian, phân bổ, khoanh vùng đất đai; tính toán lại kịch bản phát triển; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng phát triển ddiện hạt nhân để bảo đảm điều kiện triển khai.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch, tỉnh có kiến nghị và đề xuất gì với Trung ương khi dự án triển khai thực hiện? Chủ tịch kỳ vọng thế nào về sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới?
Chủ tịch Trần Quốc Nam: Trong bối cảnh tái khởi động Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, để hỗ trợ tỉnh tận dụng thành công thời cơ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ các nhóm chính sách đặc thù cho tỉnh như: đầu tư hạ tầng truyền tải, có chính sách hỗ trợ giá điện cho người dân; chính sách về đầu tư hạ tầng, y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, giao thông, du lịch, nông nghiệp, công nghiệp...
Tỉnh cũng mong được Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng khung kết nối trọng điểm, động lực, liên vùng hình thành các trục hành lang kết nối đẩy phát triển công nghiệp, thương mại và du lịch của tỉnh và các địa phương trong vùng, góp phần để hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhanh và bền vững, rút ngắn nhanh chênh lệch quá trình phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Dự án Điện hạt nhân là dự án trọng điểm của Quốc gia, có tổng mức đầu tư rất lớn, tác động lớn và có vai trò động lực quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Do đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận rất đồng thuận, rất kỳ vọng và luôn đặt niềm tin to lớn vào chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước; qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển mới của quê hương, đất nước trong giai đoạn tới.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Chủ tịch!.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được triển khai từng bước thận trọng với công nghệ tiên tiến
16:57' - 07/12/2024
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết: Tổng mức đầu tư của dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Cần có lộ trình phát triển phù hợp
11:11' - 06/12/2024
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho hay, đây là dự án trọng điểm quốc gia, tác động lớn và có vai trò động lực quyết định đến phát triển kinh tế của tỉnh.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh dừng đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cũ
21:06' - 04/12/2024
Chính phủ Anh đã dừng việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cũ của nước này do lo ngại kế hoạch đạt phát thải ròng bằng 0 của Công đảng có nguy cơ làm tăng giá và gây ra tình trạng thiếu điện.
-
Doanh nghiệp
Thêm một đại gia công nghệ tìm đến nguồn cung điện hạt nhân
17:42' - 04/12/2024
Công ty cho biết đang tìm kiếm các đề xuất từ các nhà phát triển điện hạt nhân để giúp đạt được các mục tiêu của mình về trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo vệ môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhiều cán bộ ở Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi
11:13'
Thời gian qua, nhiều cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước chủ động xin nghỉ hưu sớm theo đúng tinh thần sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
11:13'
Để tạo thuận lợi cho công tác sắp xếp cán bộ, công chức trong cuộc "cách mạng" tinh gọn bộ máy, ở Nghệ An đã có hàng trăm đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám đốc Sở Xây dựng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
11:08'
Ông Hồ Văn Hà, sinh năm 1976, quê quán tỉnh Quảng Ngãi; có trình độ: Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Cử nhân chuyên ngành Xây dựng, Cao cấp lý luận chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga
11:08'
Việt Nam xác định quan hệ với Liên bang Nga có tầm quan trọng chiến lược, coi Liên bang Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm OCOP cho dịp Tết
08:33'
Nhiều sản phẩm OCOP của các tỉnh đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để sử dụng và làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Phó Thủ tướng Liên bang Nga
20:39' - 13/01/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Nikolayevich Chernyshenko, Chủ tịch Phân ban Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát lại tổng thể tiến độ triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
19:54' - 13/01/2025
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và ACV rà soát lại tổng thể tiến độ triển khai, đánh giá về hiệu quả kinh tế tổng thể khi rút ngắn tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom, Liên bang Nga
19:33' - 13/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Liên bang Nga đối với Việt Nam trong việc đào tạo các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 10, Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
19:06' - 13/01/2025
Ban Chỉ đạo rà soát tình hình, tiến độ triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn.