Chủ tịch Trung Quốc khẳng định toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu
Tuyên bố trên được ông Tập Cận Bình đưa ra trong bài phát biểu trực tuyến tại lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS - nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Nga và Brazil, chiếm hơn 40% dân số thế giới và gần 25% Tổng sản lượng nội địa (GDP) toàn cầu.
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh toàn cầu hóa kinh tế đã phải đối mặt với những khó khăn trong một khoảng thời gian nhất định, do một số quốc gia đã cố "tách rời và cắt đứt chuỗi mắt xích" nhằm xây dựng "những sân chơi riêng".
Điều này đã làm dấy lên lo ngại chung trong cộng đồng quốc tế rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ bị chia thành các khối tách rời nếu xu hướng này tiếp diễn.
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các nước phát triển lớn phải áp dụng chính sách kinh tế có trách nhiệm để tránh gây những tác động lan tỏa, đồng thời ngăn chặn những cú sốc nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển.
Ông cũng cho rằng cần có sự điều phối mạnh mẽ hơn trong chính sách kinh tế vĩ mô để giúp kinh tế thế giới không bị giảm đà hoặc gián đoạn nỗ lực hồi phục.
Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình hối thúc các nước đoàn kết và hợp tác để hỗ trợ phục hồi kinh tế toàn cầu, vốn đang bị đe dọa bởi những thách thức về dịch bệnh và an ninh.
Ông cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng các mối quan hệ quân sự trên thế giới đang “ngày một mở rộng”. Đề cập tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga liên quan tình hình xung đột tại Ukraine, ông khẳng định: “Thực tế một lần nữa chứng minh rằng các lệnh trừng phạt là con dao hai lưỡi”.
Về các vấn đề trong nước, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách vĩ mô và áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn để phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022, đồng thời giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19.
Theo ông, Trung Quốc đã tạo dựng cơ chế phòng thủ vững chắc chống lại dịch bệnh và củng cố các kết quả của công tác phòng chống dịch. Ông Tập Cận Bình nêu rõ các biện pháp này đã bảo vệ tối đa cuộc sống và sức khỏe của người dân, ổn định các nền tảng cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội ở mức có thể./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
08:23' - 22/06/2022
Ngày 21/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông có kế hoạch đàm thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông cân nhắc dỡ bỏ một số mức thuế hàng hóa của Trung Quốc nhằm giảm lạm phát của Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc: Nắng nóng bất thường khiến lượng điện tiêu thụ tăng vọt
19:12' - 20/06/2022
Lượng tiêu thụ điện đã tăng vọt tại nhiều thành phố lớn ở phía Bắc sông Dương Tử (còn gọi là Trường Giang) trong bối cảnh nắng nóng bất thường.
-
Kinh tế Thế giới
Lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Nga tăng mạnh
16:48' - 20/06/2022
Số liệu Tổng Cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 20/6 cho thấy lượng dầu nước này nhập khẩu từ Nga trong tháng 5 tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc dỡ bỏ thuế quan với hàng Trung Quốc để kiềm chế lạm phát
10:43' - 20/06/2022
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét dỡ bỏ một số thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này