Chủ tịch WEF kêu gọi hợp tác quốc tế để khôi phục kinh tế hậu đại dịch
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin Tân Hoa Xã, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab nhận định cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra đã tạo ra những thách thức kinh tế và những thay đổi cấu trúc. Ông Schwab cho rằng tất cả những điều này đòi hỏi phải có các giải pháp đa phương và đa thành phần.
Ông Schwab nhấn mạnh nhiều nước công nghiệp lớn đã thực hiện các biện pháp tài khóa tích cực để xoa dịu sức ép của thanh khoản, trong khi tình trạng mất giá tiền tệ đã được ghi nhận ở một số nước đang phát triển tại Nam Mỹ và châu Phi. Ông nói: "Chúng ta phải thực hiện mọi nỗ lực để đảm bảo rằng sự chênh lệch giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi sẽ không nới rộng do cuộc khủng hoảng lần này”.
Theo người sáng lập WEF, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, do có ít thanh khoản và phụ thuộc nhiều vào các chuỗi cung ứng hơn so với các công ty lớn, và SME là đối tượng cần “sự chăm sóc đặc biệt” trong quá trình phục hồi kinh tế.
Ông Schwab cho biết nhiều nước đã cố gắng tránh các nguy cơ tài chính ngắn hạn và điều này đã khiến gánh nặng nợ gia tăng. Vì vậy, các nước này cần đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế và giảm gánh nặng nợ nhanh nhất có thể.
Đề cập đến "tác động tích cực" của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế kỹ thuật số, người đứng đầu WEF cho rằng “cuộc khủng hoảng sẽ gây áp lực buộc các công ty phải số hóa nhiều hơn, tự động hóa nhiều hơn và ứng dụng công nghệ Vạn vật kết nối Internet (IoT) nhiều hơn”.
Theo ông Schwab, những thách thức mà đại dịch COVID-19 đặt ra đòi hỏi sự vào cuộc của giới chính trị gia, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là thế hệ trẻ. Ông nhấn mạnh "tất cả những nguy cơ này chỉ có thể giảm xuống nếu chúng ta tăng cường hợp tác toàn cầu". Ông nêu rõ: “Trật tự thế giới hậu đại dịch phải được định hình bởi tất cả các nước. Chúng ta cần không chỉ một phương pháp đa phương, chúng ta cần một phương pháp đa thành phần”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Diễn đàn Davos 2021 sẽ là cuộc đại tu nền kinh tế thế giới
07:57' - 04/06/2020
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mô tả hội nghị thượng đỉnh năm tới tại Davos (Thụy Sĩ) sẽ là "Cuộc điều chỉnh vĩ đại" nhằm đại tu nền kinh tế thế giới sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Các công ty lo ngại về khả năng kinh tế toàn cầu suy yếu kéo dài
20:38' - 19/05/2020
Các khoản nợ dồn lại vì các gói giải cứu có thể làm suy yếu hệ thống tài chính của các chính phủ và doanh nghiệp, cũng như kéo chậm đà tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga đổ lỗi cho Mỹ về lệnh cấm trung chuyển hàng hóa đến Kaliningrad
17:26' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Nga đã đổ lỗi cho Mỹ về việc Litva cấm hoạt động trung chuyển hàng hóa bị trừng phạt từ phần nằm trong lục địa của Nga tới vùng Kaliningrad cũng của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Sắp có tuyến xe buýt kết nối Thái Lan-Lào-Việt Nam?
13:47' - 24/06/2022
Trang mạng laotiantimes.com ngày 23/6 đưa tin Thái Lan đang thảo luận với Lào và Việt Nam về việc mở các tuyến xe buýt mới kết nối các điểm đến nổi tiếng của 3 nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore bắt đầu nhập khẩu điện từ Lào
12:40' - 24/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 23/6, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu điện từ Lào thông qua Thái Lan và Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
EU chuẩn bị kịch bản nguồn cung khí đốt từ Nga sụt giảm
11:10' - 24/06/2022
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 23/6 cho biết các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đến nay đã có thể bù đắp cân bằng được nguồn cung khí đốt bị cắt giảm từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Anh: Niềm tin của người tiêu dùng xuống mức thấp kỷ lục
11:08' - 24/06/2022
Niềm tin của người tiêu dùng Vương quốc Anh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng khi các hộ gia đình phải vật lộn với đà tăng của chi phí sinh hoạt và viễn cảnh các cuộc đình công kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ viện trợ hàng chục tỷ yen để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
10:05' - 24/06/2022
Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của thế giới nên xung đột ở nước này đang gây ra những tác động lớn tới an ninh lương thực toàn cầu do có hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Động thái mới của Pháp nhằm ứng phó nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khí đốt
10:04' - 24/06/2022
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Thủ tướng Elisabeth Borne, hôm thứ Năm 23/6, cho biết Pháp đặt mục tiêu lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của mình vào đầu mùa Thu 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Qatar yêu cầu các nước châu Âu ký hợp đồng LNG dài hạn trong 20 năm
07:02' - 24/06/2022
Bloomberg dẫn các nguồn tin cho biết, Qatar yêu cầu các nước châu Âu ký hợp đồng dài hạn trong 20 năm để cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn bão" giá dầu và những hệ lụy đối với nền kinh tế toàn cầu
19:47' - 23/06/2022
Thế giới đang đối mặt với một "siêu chu kỳ hàng hóa", do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraine và những hệ lụy từ các sự kiện này.