Chưa có nhiều trái phiếu xanh về bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Sau cam kết đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), vấn đề thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh trở thành một trong những nội dung quan trọng cho quá trình thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, việc triển khai cơ chế tài chính xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Tại hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon”, do Báo Sài Gòn Giải phóng tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh ngày 6/9, các chuyên gia cho rằng, tài chính xanh và thị trường carbon (tín chỉ carbon) đều là những cơ chế tài chính có thể đóng góp vào công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và giải quyết các thách thức môi trường.
Trong Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển năm 2022, Ngân hàng Thế giới đã đề cập tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam, cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công - tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng.
Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam có thể sẽ cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm; trong đó, đầu tư vào khả năng phục hồi khoảng 254 tỷ USD và thêm 114 tỷ USD cho hành trình khử carbon theo cam kết với cộng đồng quốc tế.
Điều này cho thấy, để thực hiện cam kết trên, Việt Nam sẽ cần những khoản đầu tư khổng lồ trong những năm tới. Trong khi nguồn lực của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tài chính, việc phát triển tài chính xanh, thị trường tín chỉ carbon được cho là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh.
Tuy vậy, việc triển khai các cơ chế tài chính này vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đòi hỏi chính sách, khung pháp lý thời gian tới phải được hoàn thiện hơn.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết, nhiều năm trước Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, vấn đề tài chính về bảo vệ môi trường tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tín dụng xanh. Hiện các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn hạn chế, trái phiếu xanh về bảo vệ môi trường tại Việt Nam cũng chưa có nhiều.
Trên thế giới, lũy kế đến nay có khoảng 2.400 tỷ USD trái phiếu xanh được phát hành. Tại Mỹ, đã phát hành được 400 tỷ USD trái phiếu xanh. Trong khi đó ở Việt Nam, mới chỉ có 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh với số lượng phát hành rất khiêm tốn. Đó chưa kể không biết có bao nhiêu nhà đầu tư đã mua loại trái phiếu này. Trên thị trường chứng khoán cũng chưa nghe đến trái phiếu xanh mà chỉ mới phát hành trên thị trường trái phiếu riêng lẻ. Điều này cho thấy, vấn đề về tài chính xanh, trái phiếu xanh vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, để trái phiếu xanh có thể phổ biến tại Việt Nam, các nhà phát hành phải quan tâm đến 4 vấn đề: Sử dụng vốn thế nào, cho công trình dự án gì; dự án đó phải được thẩm định chặt chẽ; các nhà phát hành phải cho nhà đầu tư biết việc quản lý dòng vốn để có nguồn trả nợ cho trái phiếu như thế nào; báo cáo từ nhà phát hành, công ty kiểm toán, công ty chức năng thật minh bạch.
Vị chuyên gia này kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đưa ra các tiêu chí, quy chuẩn về trái phiếu xanh để các nhà phát hành phải tuân thủ. Nếu Việt Nam chuyển động chậm, thì 3-5 năm tới, trái phiếu xanh có lẽ cũng chỉ là “nói cho vui” chứ khó triển khai trên thực tế. Bởi lẽ, ngay cả thị trường trái phiếu thông thường tại Việt Nam cũng đang gặp khó khăn chứ đừng nói là thị trường trái phiếu xanh.
Về thị trường tín chỉ carbon, Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, Chủ tịch Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng, thị trường carbon tại Việt Nam phải được xây dựng theo hướng tích hợp, hội nhập và liên thông tới các thị trường carbon toàn cầu. Quan trọng nhất là các cơ quan ban ngành cần tiến hành triển khai nhanh hơn nữa.
“Tuy nhiên, với tình hình hiện nay là rất chậm, nếu làm chậm sẽ mất cơ hội. Mặc dù lộ trình đưa ra là năm 2025 mới thí điểm vận hành nhưng nếu tham gia được sớm hơn thì tốt hơn", Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc nói.
Theo Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) Phạm Thị Ngọc Thủy, qua nghiên cứu cho thấy, chủ đề tài chính xanh, thị trường tín chỉ carbon rất được quan tâm nhưng đến nay hiểu biết của doanh nghiệp về việc này vẫn còn khá hạn chế. Hiện có khoảng cách quá lớn giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, thiếu sự gắn kết và chia sẻ với nhau trong quá trình thực hiện.
Dưới góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (HUBA) Nguyễn Ngọc Hoà cho biết, việc sản xuất xanh đang trở thành vấn đề “sống còn” của nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn thiếu cơ chế, tiêu chuẩn trong quá trình chuyển đổi sản xuất, rất cần có sự hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước.
Theo Chủ tịch HUBA, để chuyển đổi xanh, doanh nghiệp rất cần các chương trình tín dụng xanh. Hiện đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và vừa nên để tự thân mỗi doanh nghiệp đứng ra phát hành trái phiếu xanh là điều rất khó.
Do đó, đại diện HUBA đề xuất các định chế tài chính, cơ quan chức năng nên có cơ chế, giải pháp để các định chế tài chính có thể đứng ra phát hành trái phiếu xanh cho doanh nghiệp vay lại theo quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Thời sự
Sắp diễn ra tọa đàm “Việt Nam–Nhật Bản hợp tác hướng tới tăng trưởng xanh”
11:37' - 31/08/2023
Tòa soạn báo Việt Nam News và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến phối hợp tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Việt Nam–Nhật Bản hợp tác hướng tới tăng trưởng xanh” tại Hà Nội.
-
Kinh tế tổng hợp
Xây dựng khung khổ pháp lý thực hiện tăng trưởng xanh
11:23' - 27/08/2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền xây dựng Bộ tiêu chí khoa học về phân loại xanh quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Thủ tướng Đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo hướng cảng xanh
20:16' - 23/08/2023
Cảng dự kiến xây dựng tại cù lao Con Chó (xã Thạnh An, huyện cần Giờ) với tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Việc bốc xếp container sẽ sử dụng thiết bị chạy bằng năng lượng, nhiên liệu sạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi cải cách khung đánh giá nợ để hỗ trợ châu Phi
15:51'
IMF khuyến nghị cần cải cách khung đánh giá nợ để phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời tăng cường hỗ trợ quốc tế nhằm giúp châu Phi vượt qua khó khăn kinh tế và duy trì phát triển bền vững.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32'
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.