Chưa thể giải quyết bất đồng liên quan tới đập thủy điện Đại Phục Hưng
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn thông báo của Bộ Thủy lợi Ai Cập cho biết sau ba ngày làm việc, ngày 16/5, cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban Các chuyên gia ba nước chịu trách nhiệm giám sát các nghiên cứu về con đập tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia đã kết thúc mà không đạt được kết quả cụ thể.
Các chuyên gia đã thảo luận những điều khoản làm cơ sở cho các nghiên cứu được tiến hành, phương pháp luận kỹ thuật của các nghiên cứu, phân tích dữ liệu sơ bộ do hai công ty Pháp BRL và Artelia đưa ra vào cuối tháng 3 vừa qua cũng như cơ chế chia sẻ và xác minh thông tin được các công ty Pháp đưa ra.
Ủy ban nêu ra những điểm ba quốc gia quan ngại về bản báo sơ bộ của hai công ty Pháp và khuyến cáo rằng các nghiên cứu cần tập trung vào những mối quan ngại của các bên, đặc biệt là cơ chế làm đầy nước cho hồ chứa của con đập.
Tại cuộc họp hồi tháng trước ở Cairo, các chuyên gia Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã nhất trí cần xem xét thận trọng một số yếu tố kỹ thuật trước khi soạn thảo báo cáo cuối cùng.
Dự kiến, ủy ban sẽ tiếp tục thảo luận về "những điểm kỹ thuật chưa được giải quyết" xung quanh các nghiên cứu tác động trong một cuộc họp sắp tới. Tuy nhiên, địa điểm sẽ tổ chức cuộc họp tới đây chưa được tiết lộ.
Đập Đại Phục Hưng có công suất phát điện 6.000 megawatt, dự kiến hoàn thành vào năm 2017, nằm gần biên giới Ethiopia với Sudan.
Ethiopia nhấn mạnh dự án đập Đại Phục Hưng rất quan trọng đối với nước này và hy vọng dự án sẽ giúp quốc gia châu Phi có thể xuất khẩu điện năng sang các nước lân cận trong khi không gây thiệt hại cho các nước ở khu vực hạ lưu sông, trong đó có Ai Cập.
Tuy nhiên, Ai Cập đã bày tỏ lo ngại rằng con đập có thể làm giảm lượng nước sông Nile. Cairo trước đó đã bày tỏ quan ngại khi tiến độ xây dựng công trình này được đẩy nhanh, với hơn một nửa khối lượng công việc của dự án được hoàn tất dù chưa có kết quả đánh giá tác động đối với lưu lượng dòng chảy của sông Nile.
Cuối năm 2016, Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã ký các thỏa thuận cuối cùng với các công ty tư vấn BRL và Artelia của Pháp và công ty luật Corbett của Anh để tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác động tiềm ẩn của đập Đại Phục Hưng đối với dòng chảy của sông Nile.
Các nghiên cứu của các công ty Pháp dự kiến sẽ mất 11 tháng để hoàn tất, bao gồm nghiên cứu quản lý nguồn nước và thủy điện cũng như đánh giá tác động môi trường, xã hội và kinh tế xuyên biên giới của dự án đập Đại Phục Hưng. Quá trình này hiện bị kéo dài so với dự kiến./.
- Từ khóa :
- ai cập
- đập thủy điện đại phục hưng
- sông nile
- ethiopia
- sudan
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Một đối tượng đe dọa đánh bom gây hỗn loạn trên chuyến bay tới Ai Cập
09:07' - 10/05/2017
Một người đàn ông đã gây hoảng loạn cho các hành khách trên chuyến bay khởi hành từ Jeddah (Saudi Arabia) tới Cairo (Ai Cập) khi đe dọa sẽ cho nổ tung chiếc máy bay.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập phát lộ tàn tích vườn mộ gần 4.000 năm tuổi
10:47' - 05/05/2017
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã phát hiện tàn tích một khu vườn mộ của các pharaoh Ai Cập có niên đại gần 4.000 năm tại thành phố Luxor, vùng Thượng Ai Cập.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập sẽ cấp visa điện tử từ tháng 6
08:24' - 28/04/2017
Bộ Du lịch Ai Cập sẽ tiến hành cấp thị thực (visa) điện tử cho khách du lịch từ tháng 6 tới nhằm thu hút nhiều du khách tới thăm quốc gia Bắc Phi và thúc đẩy ngành du lịch trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập tiếp tục lao đao vì "bóng ma" khủng hoảng (Phần 2)
06:32' - 21/04/2017
Trước những khó khăn mà kinh tế Ai Cập phải đối mặt, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã thực hiện các biện pháp cải cách và tìm kiếm sự trợ giúp từ các định chế tài chính nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập tiếp tục lao đao vì "bóng ma" khủng hoảng (Phần 1)
06:30' - 21/04/2017
Bất ổn an ninh và chính trị có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế - hai nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập - xa lánh nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng
12:18'
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách và biện pháp mở rộng tiêu dùng, tích cực thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ lụy cắt giảm chi tiêu của các ngân hàng thực phẩm tại Mỹ
11:08'
Các ngân hàng thực phẩm tại Mỹ cảnh báo lượng thực phẩm phân phát sẽ giảm sút đáng kể do khoản cắt giảm ít nhất 1 tỷ USD từ ngân sách liên bang và các chương trình bị tạm dừng.
-
Kinh tế Thế giới
EC chọn 2 dự án vật liệu hiếm của Bỉ vào danh sách ưu tiên
09:46'
Trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp các vật liệu quan trọng, Ủy ban châu Âu (EC) đã chọn hai dự án kim loại bán dẫn quý hiếm germanium của Bỉ vào danh sách ưu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bổ sung hàng chục thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại
09:41'
Bộ Thương mại Mỹ vừa bổ sung 6 công ty con của Inspur Group, công ty cung cấp dịch vụ icloud và dữ liệu lớn hàng đầu Trung Quốc và hàng chục thực thể Trung Quốc khác vào danh sách hạn chế xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico ra mắt xe buýt điện đầu tiên được sản xuất trong nước
09:13'
Chính phủ Mexico ngày 25/3 đã cho ra mắt Taruk, xe buýt điện đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường bảo vệ ngành thép
21:39' - 25/03/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố các biện pháp mạnh mẽ nhằm tăng cường bảo vệ ngành thép của Liên minh châu Âu (EU) trước sự gia tăng đột biến của lượng thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh “bật đèn xanh” cho dự án đường hầm vượt sông Thames trị giá 13 tỷ USD
20:50' - 25/03/2025
Ngày 25/3, Chính phủ Anh đã “bật đèn xanh” cho dự án đường hầm mới vượt sông Thames ở miền Đông Nam nước này, với tổng giá trị đầu tư khoảng 10 tỷ bảng Anh (13 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
OECD: Hành động khí hậu tích cực có thể thúc đẩy GDP toàn cầu
20:41' - 25/03/2025
Theo nghiên cứu, các chính sách khí hậu được thiết kế tốt không chỉ giúp giảm lượng khí thải mà còn thúc đẩy hiệu suất, năng suất và đổi mới công nghệ.
-
Kinh tế Thế giới
EU nâng sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp
17:58' - 25/03/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các quốc gia thành viên EU đều bày tỏ sự ủng hộ đối với tầm nhìn mới, đặc biệt là coi nông nghiệp là ngành chiến lược.