Chưa thể phóng vệ tinh NanoDragon lên quỹ đạo theo dự kiến
Theo kế hoạch ban đầu, vào lúc 7 giờ 51 phút 21 giây (giờ Hà Nội), ngày 1/10, tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon (do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chế tạo cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.
Tuy vậy, đến thời gian dự kiến, tên lửa Epsilon số 5 đã không thể điểm hoả để bay lên quỹ đạo.
Theo dõi trực tuyến tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc phóng tên lửa Epsilon số 5 và quá trình thả vệ tinh NanoDragon, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết: Khoảng một phút trước khi phóng tên lửa Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho tạm dừng quy trình để kiểm tra lại hệ thống máy móc. Sau khi kiểm tra, JAXA quyết định tạm dừng việc phóng tên lửa trong ngày 1/10. Nguyên nhân tạm dừng và lịch phóng tên lửa sẽ được phía Nhật Bản thông báo sau.
NanoDragon là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam. Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020" do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4/2/2021. NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm).Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy để sử dụng cho mục đích tránh bị va chạm hoặc kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ.
Các nhà khoa học Việt Nam đặt kỳ vọng là vệ tinh NanoDragon có thể thực thi tốt nhiệm vụ thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy, giao tiếp tốt và cung cấp dữ liệu này xuống trạm mặt đất.Từ các dữ liệu này, nếu một mạng lưới nhiều vệ tinh hơn được triển khai trong thời gian tới thì có thể mang lại những ứng dụng thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Xem thêm:>>Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sắp được phóng vào vũ trụ từ Nhật Bản
Tin liên quan
-
Công nghệ
Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sắp được phóng vào vũ trụ từ Nhật Bản
07:46' - 01/10/2021
Vào lúc 9 giờ 51 phút 21 sáng 1/10 (giờ địa phương), phương tiện phóng Epsilon số 5 (Epsilon-5) sẽ được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản).
-
Công nghệ
Ngày 1/10, vệ tinh NanoDragon do Việt Nam chế tạo 100% sẽ bay lên quỹ đạo
10:27' - 30/09/2021
Vệ tinh NanoDragon sẽ bay lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao 560 km vào ngày 1/10 tới tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản.
-
Kinh tế tổng hợp
Tên lửa siêu thanh mới của Triều Tiên đang ở giai đoạn đầu phát triển
18:33' - 29/09/2021
Ngày 29/9, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết tên lửa siêu thanh mà Triều Tiên vừa công bố dường như đang ở giai đoạn đầu phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Tên lửa siêu vượt âm mới của Triều Tiên đang ở giai đoạn đầu phát triển
14:19' - 29/09/2021
Ngày 29/9, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết tên lửa siêu vượt âm mà Triều Tiên vừa công bố dường như đang ở giai đoạn đầu phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên xác nhận bắn thử tên lửa siêu thanh mới
07:08' - 29/09/2021
KCNA xác nhận Triều Tiên đã thử nghiệm thành công một tên lửa siêu thanh mới phát triển trước đó 1 ngày và có "ý nghĩa chiến lược" trong thúc đẩy năng lực phòng thủ của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
GM không đứng ngoài cuộc trong kỷ nguyên AI
14:10' - 18/07/2025
Công ty sản xuất ô tô General Motors (GM) hợp tác với doanh nghiệp tái chế pin và sản xuất vật liệu pin Redwood Materials để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Trung Quốc đưa “não người tí hon” lên trạm vũ trụ Thiên Cung
07:33' - 18/07/2025
Trung Quốc vừa đưa mô hình “não người tí hon” – một con chip kích thước bằng thẻ tín dụng chứa tế bào não người và mạch máu – lên trạm vũ trụ Thiên Cung.
-
Công nghệ
Camera AI thay cảnh sát: Quét vi phạm 24/7, gửi phạt trong 2 giờ
10:11' - 17/07/2025
Với việc sử dụng camera AI, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sẽ được phát hiện tự động, Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt xe vi phạm.
-
Công nghệ
Baidu sẽ triển khai taxi tự lái trên nền tảng Uber
08:12' - 17/07/2025
“Gã khổng lồ” Internet Trung Quốc Baidu và ứng dụng gọi xe Uber ngày 15/7 cho biết Baidu có kế hoạch ra mắt xe tự lái trên Uber tại châu Á và Trung Đông trong năm nay.
-
Công nghệ
Bảo vệ bản quyền trên không gian số
14:00' - 16/07/2025
Xuất bản số được đánh giá là “mỏ vàng” toàn cầu, mở ra dư địa tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp nội dung.
-
Công nghệ
Công nghệ số giúp vận hành thông suốt chính quyền địa phương 2 cấp
07:30' - 16/07/2025
Thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh triển khai áp dụng chuyển đổi số như phương thức giúp chính quyền địa phương 2 cấp vận hành hiệu quả, minh bạch và phục vụ người dân tốt hơn.
-
Công nghệ
ChromeOS và Android sẽ về chung một mái nhà
15:56' - 15/07/2025
Google sẽ kết hợp Chrome OS và Android thành một nền tảng duy nhất.
-
Công nghệ
“Sứ giả” thanh niên trên hành trình chuyển đổi số
08:31' - 15/07/2025
Trước yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc phổ cập kiến thức và kỹ năng số càng trở nên cấp thiết.
-
Công nghệ
Đột phá trong công nghệ biến CO₂ thành đường ăn
20:10' - 14/07/2025
Phát triển công nghệ sản xuất đường “không cần cây trồng” được coi là hướng đi chiến lược.