Ngày 1/10, vệ tinh NanoDragon do Việt Nam chế tạo 100% sẽ bay lên quỹ đạo
Thực hiện “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/6/2006, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được giao chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016-2020.
Chương trình đã có nhiều đề tài, sản phẩm công nghệ Vũ trụ, góp phần phục vụ thiết thực, hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
Nhiều ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Phó Giáo sư, Tiến sỹ Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016-2020 đã có vai trò rất quan trọng trong Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020.Thông qua việc xây dựng, triển khai các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về công nghệ vũ trụ, sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ vũ trụ ngang tầm với khu vực và thế giới, làm tiền đề, thực hiện thành công Chiến lược, đưa công nghệ vũ trụ trở thành công cụ quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Sau 5 năm thực hiện, với hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, Chương trình đã thực hiện 26 đề tài nghiên cứu. Nổi bật có các đề tài ”Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu xu thế biến động điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biển, đảo Tây Nam Việt Nam” và “Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 (và tương đương) trong nghiên cứu đánh giá tổng hợp hiện trạng và biến động môi trường khu vực quần đảo Trường Sa phục vụ bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh”, do Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện. Bên cạnh đó, công nghệ vũ trụ còn được ứng dụng vào công tác bảo tồn di sản văn hóa như: sản phẩm “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS phục vụ công tác nghiên cứu khảo cổ học ở miền Tây Nam Bộ (trọng điểm là nhóm các di tích Óc Eo)” do Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện. Đối với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ vũ trụ cũng được các nhà khoa học thực hiện với các sản phẩm tiêu biểu như: “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý hành lang bờ biển Bắc bộ, thí điểm tại tỉnh Nam Định” do Cục Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.“Nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS trong quản lý, giám sát đường biên và trợ giúp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới phía Bắc, ứng dụng cho tỉnh Cao Bằng” do Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và công nghệ đồ họa xây dựng bộ dữ liệu bản đồ thảm thực vật dưới biển, ứng dụng thí điểm tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa” do Viện ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện.
Phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ Đối với các nghiên cứu phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất, công nghệ trạm mặt đất và các công nghệ liên quan khác, Chương trình đã cho ra nhiều sản phẩm, đề tài có chất lượng ứng dụng cao như: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu (sounding rocket) đưa thiết bị khoa học để thử nghiệm thu thập dữ liệu khí quyển tầng cao” do Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng chủ trì. Đây là đề tài lớn nhất của Chương trình do Học Viện Kỹ thuật Quân sự chủ trì.Theo đó, tên lửa nghiên cứu đưa các thiết bị đo thông số khí quyển lên độ cao 40km theo như quỹ đạo bay của các tên lửa mang vệ tinh, tách tầng 1, tầng 2, rồi thả thiết bị đo thông số khí quyển vào không gian, tự rơi xuống bằng dù và đo, truyền dữ liệu đo xuống Trạm mặt đất.
Ngoài ra, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” cho ra đời vệ tinh NanoDragon dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam.Vệ tinh NanoDragon sẽ bay lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao 560 km vào ngày 1/10 tới tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản.
Tiến sỹ Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy, giao tiếp tốt và cung cấp dữ liệu này xuống trạm mặt đất, sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế thử nghiệm công nghệ, chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh.
Chương trình đã thực hiện 17 mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó sử dụng vệ tinh của Việt Nam, giám sát và dự báo thiên tai; xây dựng 13 hệ thống WebGIS sử dụng trong quản lý và giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai, chất lượng nước, lớp phủ rừng, mức độ ô nhiễm không khí... trên cơ sở ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh và công nghệ viễn thám. Ngoài ra, chương trình đã hoàn thành các sản phẩm về công nghệ vũ trụ như: Tên lửa nghiên cứu, Hệ thống anten bám kiểu Hexapod, Phân hệ cao tần cho vệ tinh Micro; hệ thống thông tin di động chuyên dụng chuyển tiếp vệ tinh phục vụ vùng sâu vùng xa, biển đảo và các trường hợp khẩn cấp; bộ thu phát và xử lý tín hiệu trong hệ thống thông tin vệ tinh; 1 vệ tinh siêu nhỏ phục vụ ứng dụng đặc thù; 1 khinh khí cầu thả ở tầng bình lưu.Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã thực hiện 5 phần mềm sử dụng công nghệ vũ trụ gồm: Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về các yếu tố môi trường biển; bộ phần mềm mã nguồn mở mô phỏng, xử lý ảnh viễn thám trên nền công nghệ đồ họa; hệ thống phần mềm hỗ trợ tích hợp thông tin giám sát một số mục tiêu, đối tượng (tàu thuyền và giàn khoan) trên vùng biển Việt Nam; phần mềm mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm vệ tinh cỡ Nano; phần mềm mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm Tên lửa đẩy...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Doãn Minh Chung, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ cấp Quốc gia về công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016-2020, chương trình đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung, sản phẩm được phê duyệt.Các nhiệm vụ khoa học được lựa chọn để thực hiện đều có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết về nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ Vũ trụ giải quyết các vấn đề cấp bách, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai trong một số lĩnh vực công nghệ đề ra trong Chiến lược như công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, công nghệ trạm mặt đất, công nghệ tên lửa đẩy và các công nghệ liên quan khác.
Nhiều kết quả và sản phẩm có giá trị khoa học - công nghệ và ý nghĩa ứng dụng, một số sản phẩm và kết quả đạt được lần đầu tiên ở Việt Nam, mở ra các triển vọng ứng dụng rõ rệt. Các kết quả của Chương trình cũng góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác các cơ sở hạ tầng công nghệ vũ trụ đã được đầu tư, đặc biệt là dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1.
Để phát huy những thành quả đạt được cũng như tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình khoa học - công nghệ Vũ trụ trong thời gian tới, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Doãn Minh Chung cho rằng, các cơ quan quản lý cần tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, quy trình đề xuất và xác định nhiệm vụ khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ cao (như công nghệ vũ trụ), phát huy hơn nữa trí tuệ và năng lực sáng tạo của các nhà khoa học, nâng cao chất lượng của các đề tài nghiên cứu.../.>>>Vệ tinh NanoDragon "Made in Vietnam" và những điều chưa biết
- Từ khóa :
- NanoDragon
- vệ tinh việt nam
- công nghệ Vũ trụ
- VNREDSat-1
Tin liên quan
-
Công nghệ
Trung Quốc nỗ lực phát triển ngành hàng không vũ trụ
15:13' - 27/09/2021
Triển lãm hàng không Airshow China lớn nhất của Trung Quốc sẽ diễn ra trong tuần này và là dịp để Trung Quốc cho thấy nỗ lực tự chủ trong lĩnh vực không gian vũ trụ trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia hướng tới giá trị kinh tế từ hoạt động vũ trụ
11:31' - 16/09/2021
Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia Indonesia (BRIN) cho biết nước này có thị phần lớn và cơ hội tạo ra giá trị kinh tế từ hoạt động vũ trụ, đặc biệt những hoạt động liên quan đến phóng tên lửa.
-
Công nghệ
SpaceX chuẩn bị đưa 4 phi hành gia không chuyên lên vũ trụ
14:32' - 13/09/2021
Vào ngày 15/9 tới, tập đoàn công nghệ SpaceX của tỷ phú Elon Musk dự kiến đưa 4 phi hành gia không chuyên vào vũ trụ trong sứ mệnh mang tên "Inspiration4".
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56'
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45'
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30'
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30' - 02/07/2025
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.