Chưa tìm được giải pháp cho khủng hoảng Nga-Ukraine
Nga và Ukraine dự kiến sẽ tiến hành vòng hòa đàm thứ hai ở Belovezhskaya Pushcha trên biên giới Belarus-Ba Lan vào ngày 3/3/2022 sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine hôm 24/2.
Sau vòng đàm phán đầu tiên hôm 28/2, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Vẫn bất đồng quan điểm
Nội dung thảo luận tại vòng đàm phán thứ hai này, theo Hãng thông tấn TASS (Nga), tập trung vào các vấn đề liên quan đến ngừng bắn và nhu cầu mở hành lang nhân đạo.
Trước đó, Ukraine khẳng định sẵn sàng đàm phán nhưng không chuẩn bị cho phương án chấp nhận “tối hậu thư” của Nga.
Về phía Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố nước này sẵn sàng tiến hành vòng đàm phán thứ hai với Ukraine, song cho rằng phía Kiev đang trì hoãn tiến trình này theo yêu cầu của Mỹ.
Ông Lavrov cũng khẳng định Nga sẽ không cho phép Ukraine có được vũ khí hạt nhân và các quốc gia phương Tây đã từ chối đáp ứng các đề xuất an ninh do Moskva đưa ra liên quan đến việc thiết lập cấu trúc an ninh mới ở châu Âu.
Vòng đàm phán đầu tiên giữa Nga và Ukraine đã diễn ra vào ngày 28/2/2022 tại Vùng Gomel ở biên giới giữa Belarus và Ukraine.
Tuy vòng đàm phán này đã kết thúc mà không đạt được tiến bộ cụ thể nào, nhưng hai bên nhất trí về vòng đàm phán tiếp theo.
Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, hôm 1/3 nêu điều kiện Nga ngừng chiến dịch tại các thành phố của Ukraine để hai bên có thể xúc tiến các cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn.
Nhà lãnh đạo Ukraine hối thúc các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) áp đặt lệnh cấm bay để ngăn chặn lực lượng không quân Nga, coi đây là biện pháp phòng ngừa.
Về phía Nga, Đại diện thường trực của Nga tại cơ quan Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Đại sứ Gennady Gatilov, tuyên bố Nga không nhận thấy thiện chí của Ukraine trong việc tìm kiếm một giải pháp hợp pháp và cân bằng giải quyết các vấn đề giữa hai nước.
Đại sứ Gatilov khẳng định quan điểm của Moskva ủng hộ giải pháp ngoại giao trên cơ sở tôn trọng lập trường của tất cả các quốc gia và sự bình đẳng. Ông nhấn mạnh, đó là điều Nga chưa thấy được từ phía Ukraine.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 2/3 đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga ngay lập tức rút quân khỏi Ukraine.
Nghị quyết nhận được 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước thành viên LHQ, đạt tỷ lệ đồng thuận 73%.
Trung Quốc là một trong 35 quốc gia bỏ phiếu trắng và 5 nước bỏ phiếu chống gồm Eritrea, Triều Tiên, Syria, Belarus và Nga.
Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ không mang tính ràng buộc thực thi, song có sức mạnh mang tính biểu tượng, thể hiện sự nhất trí của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi các bên tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho các vấn đề xung đột.
Hậu quả không lường hết
Không chỉ là thương vong về người và thiệt hại về của cải vật chất, xung đột Nga-Ukraine còn kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế-xã hội.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo khủng hoảng Ukraine có thể khiến dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh hơn nữa, kéo theo nguy cơ gia tăng số trường hợp bệnh trở nặng.
Tình trạng thiếu ôxy dự trữ sẽ ảnh hưởng tới khả năng điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 cũng như bệnh nhân mắc các căn bệnh khác.
Số liệu thống kê của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết tính đến ngày 1/3, hơn 870.000 người đã rời khỏi Ukraine do lo tình hình bất ổn hiện nay và con số này dự kiến sẽ tăng lên nhanh chóng.
Theo WHO, sự dịch chuyển dân số quy mô lớn sẽ góp phần làm lây lan COVID-19, đồng thời có nguy cơ gia tăng sức ép đối với hệ thống y tế ở các nước láng giềng. Việc di chuyển dân số ồ ạt do xung đột không chỉ khiến COVID-19 lây lan nhanh hơn mà còn có thể tạo ra những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhận định cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể gây tác động lớn đối với lĩnh vực thương mại, đặc biệt là thương mại nông sản và thực phẩm, và đẩy giá năng lượng tăng cao, qua đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.
Tình trạng gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine tiếp tục đẩy giá dầu thế giới tăng cao trong phiên giao dịch ngày 2/3.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng vọt 6,5% lên mức 111,18 USD/thùng. Trước đó chỉ vài giờ, giá dầu Brent cũng vượt mốc 110 USD/thùng. Cả hai chỉ số này đều là mức cao nhất kể từ năm 2014.
Các chuyên gia nhận định việc giá dầu tăng cao là do chiến dịch quân sự đặt biệt của Nga tại Ukraine cùng với việc các nước phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt Moskva làm gia tăng lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung năng lượng từ Nga.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mỳ giao dịch tại Chicago (Mỹ) cũng đã tăng gần 3% trong phiên 2/3, lên mức cao nhất kể từ năm 2008 do những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung kéo dài.
Các nhà nhập khẩu lúa mỳ, ngô và dầu hướng dương trên thế giới có thể sẽ tìm kiếm nguồn cung thay thế do căng thẳng giữa các nhà cung cấp chính là Nga và Ukraine đã hạn chế nguồn cung.
Nga và Ukraine chiếm tổng cộng khoảng 29% xuất khẩu lúa mỳ trên thế giới, 19% ngô xuất khẩu và 80% dầu hướng dương, mà cạnh tranh với dầu đậu nành./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố ủng hộ nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine
11:21' - 03/03/2022
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2/3 tuyên bố Washington “sẽ ủng hộ các nỗ lực ngoại giao” của Kiev nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn.
-
Kinh tế Thế giới
Tiếp nối Ukraine, Gruzia xin gia nhập EU
10:16' - 03/03/2022
Ngày 2/3, Chủ tịch đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia, ông Irakli Kobakhidze cho biết Gruzia sẽ chính thức nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 3/3.
-
Kinh tế Thế giới
Nga công bố nội dung hòa đàm vòng hai với Ukraine
08:02' - 03/03/2022
Ông Medinsky xác nhận phái đoàn Nga đã đến địa điểm dự kiến sẽ diễn ra vòng đàm phán thứ hai giữa Moskva và Kiev.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng Nga-Ukraine đang tác động ra sao tới kinh tế Nga?
06:30' - 03/03/2022
Việc BoR tăng lãi suất khẩn cấp là một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng ruble so với đồng USD, vốn đang làm giảm mạnh sức mua của đồng tiền này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN thu hút nhà đầu tư nước ngoài
09:01'
Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều Đặc khu kinh tế (SEZ) để thu hút các nhà đầu tư châu Á- Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ -Trung có thể gặp nhiều sóng gió hậu bầu cử
20:07' - 15/11/2024
Khi đối mặt với nguy cơ của một cuộc chiến thương mại mới với Mỹ, Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi đáp trả trong những năm gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh suy yếu, gây lo ngại về mục tiêu tăng trưởng
18:46' - 15/11/2024
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh ngày 15/11 công bố báo cáo cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã giảm trong tháng 9/2024 và tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý III.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo siêu động đất làm chậm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
17:25' - 15/11/2024
Theo số liệu chính thức công bố ngày 15/11, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý III/2024 do những cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel - Hezbollah
09:51' - 15/11/2024
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Âu lo ngại tác động kép từ chính sách thương mại mới của Mỹ
08:20' - 15/11/2024
Kết quả bầu cử ở Mỹ đã làm gia tăng các mối rủi ro đối với nền kinh tế Đức, vốn đang đình trệ, và ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi của khu vực Trung Âu, nơi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Chính phủ đề xuất hỗ trợ tiền mặt đối phó lạm phát
16:02' - 14/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội một khoản ngân sách bổ sung để hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, qua đó kích thích kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách của Tổng thống đắc cử D.Trump với thương mại thực phẩm
14:28' - 14/11/2024
Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có ảnh hưởng hạn chế đến hoạt động thương mại thực phẩm của Hàn Quốc với Mỹ trong 2 năm đầu nhiệm kỳ của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đảng Cộng hòa chính thức giành quyền kiểm soát Hạ viện
12:31' - 14/11/2024
Đảng Cộng hòa đã giành đủ số ghế để chính thức kiểm soát Hạ viện, hoàn tất quá trình thâu tóm quyền lực của đảng này và đảm bảo quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và hai viện của Quốc hội Mỹ khóa 119.