Chuẩn bị cho sự trở lại
Trong câu chuyện với đại diện các doanh nghiệp, chủ nhiều doanh nghiệp đều bày tỏ ủng hộ những biện pháp ưu tiên phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, để hạn chế những tổn thất cho khu vực sản xuất, cần sự thống nhất trong triển khai phòng chống dịch giữa các địa phương, khu vực.
Và hiện nay khi Chính phủ thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” doanh nghiệp hy vọng những khó khăn sẽ sớm được gỡ bỏ hoạt động sản xuất sớm về trạng thái bình thường mới.
TTXVN đã ghi lại một số chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp thời gian qua khi vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ông Hoàng Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Onsen Fuji: Doanh nghiêp du lịch luôn sẵn sàngCông ty cổ phần Tập đoàn Onsen Fuji là doanh nghiệp trẻ trên thị trường và chỉ mới khai trương một số điểm du lịch, nghỉ dưỡng nhưng lại éo le khi mở cửa vào đúng giai đoạn bùng phát dịch bệnh.Trong giai đoạn đầu tiên, Onsen Fuji gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự chỉ đạo và quan tâm từ Chính phủ, chúng tôi đã áp dụng những biện pháp phòng chống dịch mang tính chất cấp thiết và phù hợp theo từng giai đoạn. Nhờ đó, công ty đã dần dần bình thường hoá lại các hoạt động và thích ứng được với điều kiện thực tế trên thị trường.Trong suốt thời gian vừa qua, Onsen Fuji vẫn phát triển theo hướng phòng chống dịch an toàn và phát triển kinh tế một cách ổn định, vững chắc. Những yếu tố khó khăn do dịch bệnh là điều doanh nghiệp phải chấp nhận và đối mặt trong thực tế hiện tại.Với khả năng và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, chúng tôi luôn luôn điều chỉnh và kết hợp với những chính sách của chính quyền địa phương để có những quyết định cũng như định hướng phát triển phù hợp với tình hình chung.
Ông Bùi Văn Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Việt Tiến: Khó hồi phục trong ngắn hạnSau 4 tháng giãn cách ứng phó với dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, Công ty cổ phần May Việt Tiến (Việt Tiến) đã chi 600 tỷ đồng để trả lương cho lao động. Đó là chưa kể chi phí vận hành nhà máy, điện, nước, bảo trì, test COVID-19…
Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng với phương án sản xuất 3 tại chỗ, công ty chỉ vận hành được 1/3 công suất, dẫn đến việc đáp ứng hợp đồng xuất khẩu chậm trễ, doanh nghiệp bị phạt do chậm giao hàng. Nhiều khách hàng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam dịch chuyển sang các nhà cung cấp Nam Mỹ. Đợt ứng phó dịch bệnh COVID-19 kéo dài vừa qua đã đánh mạnh vào nội lực doanh nghiệp. Nhiều chi phí phát sinh nhưng doanh nghiệp vẫn cố gắng đầu tư dù không hiệu quả như mong muốn.Cho đến nay, người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành mũi 2 và mũi 1 vaccine COVID-19, tăng miễn dịch cộng đồng, nhưng các đơn vị sản xuất của Việt Tiến tại Bến Tre lại chưa được phủ vaccine. Vì vậy, giải pháp gốc rễ để doanh nghiệp cầm cự được vẫn là tiêm vaccine.Tôi cũng cho rằng các tỉnh, thành phố của khu vực phía Nam cần đồng bộ giải pháp phủ đều vaccine để các mắt xích trong sản xuất được liền mạch.Để doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì sản xuất sau thời gian dài cầm cự ứng phó dịch bệnh, các doanh nghiệp ngành dệt may nói chung, Công ty cổ phần May Việt Tiến nói riêng rất cần những chính sách hỗ trợ tài chính, vaccine, tạo thuận lợi trong vận chuyển mới có thể dần hồi phục như trước đây. Ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Tập đoàn EDX: Chuyển đổi số là điều kiện cần thiết để tồn tạiDịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tập đoàn EDX. Đó là xưởng sản xuất tóc giả xuất khẩu bị đóng cửa, công nhân không có việc làm, đơn hàng không giao kịp cho khách hàng quốc tế. Ở mảng nhập khẩu hàng qua Hệ sinh thái thương mại Alibaba cũng phải tạm ngưng do nhu cầu giảm, việc vận chuyển, logistics bị gián đoạn, giá hàng hoá tăng cao. Đặc biệt mảng giáo dục đào tạo của EDX bị ảnh hưởng lớn khi sinh viên nghỉ học nhiều tháng, việc tuyển sinh, học tập gặp khó khắn lớn. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo EDX nhận thấy, dịch bệnh COVID-19 sẽ không thể kết thúc trong một thời gian ngắn, ít nhất là cho đến hết năm nay và rất có thể sẽ kéo dài trong một vài năm tới. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có giải pháp triệt để, thay đổi để thích nghi với diễn biến phức tạp. Trước tiên, để không gián đoạn công việc, EDX đã chuyển toàn bộ hoạt động sang online từ làm việc, họp hàng ngày, báo cáo kết quả hoạt động trong ngày, đào tạo đồng thời tận dụng nguồn cộng tác viên online. Cần khẳng định, chuyển đổi số hay thương mại điện tử chắc chắn không phải là lá bài duy nhất cho các doanh nghiệp thích ứng thời dịch bệnh, nhưng nó là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp, nếu muốn tồn tại trong thời đại này. Doanh nghiệp muốn tồn tại, khi dịch bệnh kéo dài thì buộc phải có giải pháp thay đổi một cách đồng bộ trên mọi mặt trận, như tái cấu trúc chiến lược, xây dựng thương hiệu, quản trị doanh nghiệp, nhân sự online… Nhận thức điều đó, EDX triển khai thêm dự án xây dựng Hệ sinh thái Blockchain Diamond Network dựa trên nền tảng Substrate- Polkadot và đã nhận được lời đề nghị đầu tư trên 10 triệu USD. Ngoài ra, EDX cũng mở thêm khoá đào tạo ngắn hạn về Blockchain thu hút được hàng trăm học viên tham dự. Để gia tăng thêm nguồn thu, hỗ trợ cán bộ công nhân viên, EDX đã triển khai thêm nhiều dự án tư vấn tái cấu trúc và niêm yết trên sàn chứng khoán cho các doanh nghiệp, tư vấn mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước mắt vẫn cần kiểm soát tốt dịch bệnh, tiêm phủ vaccine để có điều kiện mở cửa nền kinh tế. Sau đó là các giải pháp kích thích doanh nghiệp, lao động phải làm đồng bộ và hiệu quả, như về vốn, lãi suất, tiền thuê đất đai... Thời gian qua, những vấn đề này chưa thực sự chạm được tới doanh nghiệp. Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Khang An (Khang An Foods) Dương Ngọc Kim: Mang đến nhiều cơ hội Doanh nghiệp được thành lập ngay khi làn sóng dịch COVID-19 lần 3 xuất hiện bởi doanh nghiệp thấy rằng dịch tạo ra rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng ngược lại cũng mang đến nhiều cơ hội. Dịch xảy ra ở nhiều nước trên thế giới đã làm thay đổi hành vi và thói quen của người tiêu dùng. Do đó, Khang An Foods chuyên sâu về các mặt hàng phối chế phù hợp với người tiêu dùng ít có thời gian vào bếp. Với đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, công ty non trẻ bắt đầu cảm nhận được những thách thức thực sự. Khang An Foods đã trải qua 8 tuần tổ chức sản xuất 3 tại chỗ, rồi thêm 4 tuần sản xuất thu hẹp. Thời điểm đó, số lượng lao động của doanh nghiệp chỉ đáp ứng 30% công suất. Lần đầu tiên Khang An Foods phải đối mặt với tình trạng tập trung khoảng 700 người lao động ăn ngủ tại công ty, điều đó gây ra áp lực rất lớn. Rất may, doanh nghiệp đã xây dựng thêm một xưởng sản xuất để chế biến hàng giá trị cao, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 9. Thời điểm bắt đầu 3 tại chỗ, xưởng này đã hoàn thành cơ bản phần cứng, nhờ vậy đã có chỗ cho khoảng 700 công nhân ở tại chỗ với đầy đủ điều kiện sinh hoạt chung mà ít có công ty nào có được. Một điều may mắn nữa là đầu năm, Khang An có nhập về thiết bị PCR với mục đích chủ yếu là để xét nghiệm cho tôm và vùng nuôi tôm. Trong thời gian này, thiết bị PCR đã được tận dụng để xét nghiệm COVID-19 cho công nhân. Chi phí do Khang An tự test PCR rất rẻ so với test bên ngoài, qua đó doanh nghiệp tổ chức được thường xuyên và sàng lọc một cách kỹ càng. Trước tình hình chi phí logistics cũng ngày một tăng, doanh nghiệp đã chủ động đàm phán với khách hàng chấp nhận giao hàng theo phương thức FOB (Free On Board) từ đầu quý II đối với những hợp đồng dài hạn. Do đó, thiệt hại của Khang An khi giá cước tàu tăng là rất ít. Tuy không thể thực hiện giao hàng đúng hạn cho khách hàng, nhưng họ đã có sự thông cảm mặc dù kế hoạch bán hàng của họ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Với sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và chiến lược kinh doanh của KAF, khách hàng không chuyển đơn hàng đi nơi khác. Chi phí bị đẩy lên cao hơn nhưng đổi lại doanh nghiệp vẫn duy trì được những hợp đồng đã ký với khách hàng, nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty. Đến nay, doanh nghiệp đang trở lại trạng thái bình thường mới và phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm đầu tiên của mình. Đầu năm nay, Khang An đưa ra kế hoạch đạt doanh thu 50 triệu USD và lợi nhuận 50 tỷ đồng. Nếu không có dịch bệnh, Khang An Foods đủ khả năng để hoàn thành trước kế hoạch. Tính đến hết tháng 9, chúng tôi đã đạt được 40 triệu USD doanh thu. Bà Lê Thị Xuyến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An, Bình Dương: Nỗ lực cho các đơn hàng cuối nămKể từ khi tỉnh Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty cổ phần Gỗ Thuận An đã đóng cửa 2 tháng, các đơn hàng đều phải để lại chờ hết thực hiện giãn cách mới hoạt động trở lại.
Khi nhà máy không hoạt động, Ban lãnh đạo Công ty Thuận An đã phải trao đổi, thương lượng với khách hàng để dời các hợp đồng giao hàng sang các tháng tiếp theo, bởi an toàn trong phòng chống dịch bệnh, chống lây lan rất quan trọng trong thời điểm này. Các khách hàng nước ngoài đã thấu hiểu được những khó khăn trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh, nên công ty có thể giữ được hợp đồng. Hiện Công ty cổ phần chế biến Gỗ Thuận An đã hoạt động trở lại và duy trì sản xuất 3 tại chỗ với 65% tổng số lao động so với trước đây. Trong quá trình thực hiện sản xuất 3 tại chỗ, công ty cũng đã tăng thêm chi phí cho việc chăm lo đời sống người lao động, nhưng đều phải nỗ lực thực hiện để đáp ứng các đơn hàng trong những tháng cuối năm năm nay./.>>>Hồi sức cho doanh nghiệp - Bài 1: “Tặng cần câu hay xâu cá”?
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cân nhắc những chương trình hỗ trợ lớn hơn
07:59' - 01/11/2021
Khảo sát mới nhất do VCCI thực hiện trong tháng 9 vừa qua cho thấy, có tới gần 94% doanh nghiệp cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp ở mức rất cao.
-
Doanh nghiệp
Nỗ lực từ nhiều phía
07:50' - 01/11/2021
Bức tranh chung của cộng đồng doanh nghiệp đang có sự suy giảm mạnh về quy mô hoạt động. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh vẫn chưa dừng.
-
Doanh nghiệp
“Tặng cần câu hay xâu cá”?
07:45' - 01/11/2021
Trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn, việc “hồi sức” cho doanh nghiệp bị tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu tặng “cần câu” sắc bén thay vì cho “xâu cá”!
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10'
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45'
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36'
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44'
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51'
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45'
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29'
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn
-
Doanh nghiệp
Nhiều giải pháp công nghệ tiến tiến sẵn sàng cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam
16:41' - 02/07/2025
Về phía Bộ Xây dựng hoan nghênh khung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn 3M trong việc đưa các giải pháp công nghệ vào phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam.