Chứng khoán Tokyo: Kỳ vọng chinh phục ngưỡng 30.000 điểm và những thách thức
Thị trường chứng khoán Nhật Bản đang được kỳ vọng sẽ trải qua một năm 2021 bội thu với nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực như giá cổ phiếu leo lên mức cao nhất trong vòng 30 năm, các điều kiện thuận lợi về tài chính và tiền tệ cùng niềm hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ sớm kết thúc.
Kỳ vọng chinh phục ngưỡng 30.000 điểm Chiến lược gia trưởng của công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities Masashi Akutsu nhận định: “Cuộc suy thoái trong năm 2020 không phải là hậu quả của khủng hoảng tài chính hay vỡ bong bóng như những lần trước đây. Do đó, chúng tôi đã nhìn thấy kịch bản về một nền kinh phục hồi mạnh mẽ sau khi vắc-xin phòng dịch COVID-19 được phân phối”. Trong khi nhiều chỉ số chứng khoán trên toàn cầu đã đạt đến những đỉnh cao mới, chứng khoán Nhật Bản vẫn là một ngoại lệ khi chưa thể phá các mốc đỉnh cao của kỷ nguyên bong bóng. Tuy nhiên, 2021 có thể là năm mà chỉ số Nikkei 225 bắt đầu thách thức những mốc này, với ngưỡng 30.000 điểm được cho là sẽ sớm bị chinh phục. Chỉ số Nikkei 225 đã kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1 ở trên ngưỡng 28.000 điểm lần đầu tiên kể từ năm 1990. Với kết quả này, chỉ số chứng khoán Nhật Bản chỉ cần cộng thêm 6,6% nữa để đạt ngưỡng 30.000 điểm. Trước đó, các nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính châu Âu Societe Generale đã dự đoán chỉ số Nikkei 225 sẽ đạt 29.500 điểm vào cuối năm nay. Ngoài ra, có đến 25% khả năng sự tăng giá sẽ nâng chỉ số này lên ngưỡng 31.800 điểm. Những yếu tố chính sách hỗ trợHậu thuẫn cho sự gia tăng trên sàn chứng khoán là một làn sóng cải cách được thúc đẩy bởi Thủ tướng Yoshihide Suga, người đã kiên quyết thực hiện chương trình nghị sự của mình bất chấp đại dịch.
Trái ngược với các mục tiêu chính sách rộng lớn hơn nhưng thường mơ hồ của người tiền nhiệm, ông Suga đã đặt ra các lĩnh vực trọng tâm nhỏ và chi tiết hơn. Trong bối cảnh đó, những trọng tâm chính sách của ông được cho là sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán Nhật Bản trong năm 2021. Trọng tâm chính sách đầu tiên là số hóa. Năm 2021 sẽ chứng kiến sự ra mắt dự án Digital Agency của ông Suga, một dự án đầy tham vọng nhằm đưa khu vực công đang tốn nhiều giấy mực của Nhật Bản bước vào kỷ nguyên số. Trọng tâm thứ hai là chuyển đổi xanh. Ông Suga đã khiến nhiều người ngạc nhiên với cam kết nói không với khí thải carbon đến năm 2050. Theo báo cáo của chính phủ, mục tiêu này có thể mang về cho nền kinh tế khoản tiền lên đến 1.800 tỷ USD. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi cũng có thể mang lại lợi ích cho những công ty sản xuất ô tô đang định hướng sản phẩm đến những chiếc xe chạy bằng nhiên liệu hydro hoặc xe điện như Toyota Motor Corp. Trọng tâm thứ ba là tái cơ cấu doanh nghiệp. Ông Suga đã chỉ ra các ngân hàng khu vực của Nhật Bản đã đạt đến độ chín muồi để hợp nhất, song quy mô tái cơ cấu sẽ tiếp tục vượt ra ngoài phạm vi này. “Với nền kinh tế và xã hội bắt đầu thay đổi, chúng tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp sẽ cần được thiết kế lại nhanh chóng hơn và dường như đã có một sự khởi đầu trong kế hoạch này”, theo chiến lược gia Akutsu. Những thách thức cần được giải quyết Tuy nhiên để hiện thực hóa chương trình nghị sự đó, điều kiện tiên quyết là ông Suga phải tiếp tục nắm quyền tại Nhật Bản. Với việc “xứ hoa anh đào” đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn nhất của đại dịch COVID-19, ông Suga được cho là sẽ bước vào năm 2021 với đầy thách thức. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch hôm 6/1 nhận định: “Chúng tôi nhìn thấy khả năng ông Suga có thể bị lật đổ ngay cả trước cuộc bầu cử tiếp theo, nếu tỷ lệ ủng hộ của ông ấy giảm liên tục xuống dưới ngưỡng 30%”. Trong khi đó, tương lai Thế vận hội Tokyo, dự kiến khai mạc trong hơn sáu tháng nữa, cũng được đánh giá là bấp bênh. Gần đây, ông Suga đã nhắc lại quyết tâm tổ chức Thế vận hội theo kế hoạch như một lời tuyên bố về khả năng phục hồi của nhân loại khi đối mặt với virus, song quyết tâm đó đã vướng phải thách thức khi Nhật Bản ghi nhận số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng mạnh trong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, với việc đã vượt qua làn sóng lây nhiễm đầu tiên nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác, Tokyo vẫn kỳ vọng sự phục hồi nhanh chóng sẽ tăng cơ hội để Thế vận hội được diễn ra theo đúng kế hoạch. Trong khi đó bên cạnh đại dịch, một số yếu tố vĩ mô cũng chưa thật sự rõ ràng. Điển hình là xu hướng tăng giá của đồng yen đã khiến các nhà chức trách lo lắng: “Một rủi ro giảm giá lớn đối với chứng khoán Nhật Bản là đồng yen”, Societe Generale viết. Cũng theo công ty dịch vụ tài chính này, trong khi mối tương quan giữa đồng tiền tệ và thị trường chứng khoán đã giảm trong những năm gần đây, “sự thay đổi nhanh chóng trong khâu định giá sẽ khiến mối tương quan này trở lại mức cao hơn”./.>>Các chỉ số chứng khoán Mỹ cùng lên điểm mạnh trong tuần qua
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Nhận định chứng khoán tuần từ 11 – 15/1: Động lực tiếp tục đến từ dòng tiền
14:28' - 09/01/2021
Giới phân tích có nhận định lạc quan về xu hướng thị trường trong tuần tới (từ 11 – 15/1).
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á khép lại tuần giao dịch đầu tiên của năm 2021 đầy khởi sắc
16:53' - 08/01/2021
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 8/1, sau khi chứng kiến các mức cao kỷ lục được xác lập tại Phố Wall vào phiên trước
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD
12:01'
Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 22/11
09:48'
Hôm nay 22/11, có 7 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó 6/7 giao dịch là đăng ký mua vào với một số mã là tâm điểm như: DIG, REE, LSS, PHP…
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 22/11
08:51'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm POW, VPB, MWG.
-
Chứng khoán
Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động
07:37'
Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Á mất đà do dự báo kinh doanh thất vọng của Nvidia
17:48' - 21/11/2024
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 21/11 sau khi tập đoàn công nghệ Nvidia làm các nhà đầu tư thất vọng bởi dự kiến tăng trưởng doanh thu chậm.
-
Chứng khoán
Thanh khoản giảm, thị trường chứng khoán tiếp đà tăng
16:19' - 21/11/2024
Thị trường chứng khoán tiếp tục hồi phục tích cực về mặt điểm số, dù thanh khoản giảm sâu so với phiên giao dịch hôm qua.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 21/11
09:27' - 21/11/2024
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm VPB, VNM, BSR.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều sau thông tin từ ngành bán lẻ
07:16' - 21/11/2024
Trong phiên 20/11, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo thu nhập của công ty sản xuất chip Nvidia.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán hồi phục ngoạn mục
16:00' - 20/11/2024
Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm khi mở cửa phiên hôm nay, nhưng đã hồi phục mạnh mẽ vào cuối phiên sáng. Đà tăng được duy trì cho đến hết phiên chiều.