Chứng khoán Trung Quốc sẽ lặp lại cú lao dốc năm 2015?
Gần hai tuần qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng chóng mặt. Từ ngày 30/6 đến ngày 6/7, chỉ số tổng hợp của cổ phiếu loại A (cổ phiếu thanh toán bằng đồng nhân dân tệ niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và thị trường khoán Thâm Quyến, dùng để phân biệt với cổ phiếu loại B thanh toán bằng ngoại tệ) trên thị trường chứng khoán Thượng Hải đã tăng 12,5%, từ mức 2.961,52 điểm lên 3.332,88 điểm.
Nếu tính từ mức đáy trong năm đạt được vào ngày 23/3 ở mức 2.660,17 điểm, tới ngày 6/7, Chỉ số Chứng khoán Thượng Hải đã tăng 25,3%. Không chỉ leo thang về điểm số, thanh khoản trên thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng tăng mạnh, nhiều ngày ở trên mốc 1.500 tỷ nhân dân tệ (hơn 210 tỷ USD).
Theo hãng tin Reuters, thị trường chứng khoán Trung Quốc luôn là thị trường được thúc đẩy bởi chính sách. Vào thời điểm nhạy cảm Trung Quốc thực thi Luật An ninh Quốc gia đối với Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, thị trường chứng khoán Trung Quốc và thị trường chứng khoán Hong Kong gia tăng nhịp nhàng cùng nhau.
Đặc biệt, sự gia tăng đó lại được dẫn dắt bởi các cổ phiếu tài chính có tỉ trọng lớn trong rổ tính chỉ số chứng khoán hàm chứa các tính toán sâu xa về việc ổn định thị trường tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán.
Sự gia tăng chóng mặt của thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây khiến người ta liên tưởng tới "thị trường con bò" (bull market) từng xảy ra ở Trung Quốc năm 2015. Tuy nhiên, câu chuyện bắt đầu từ một năm trước đó.
Vào đầu năm 2014, các công ty chứng khoán có cái nhìn khác nhau về sự tốt, xấu của thị trường. Trong đó, công ty chứng khoán An Tín có cái nhìn ảm đạm nhất về cổ phiếu loại A. Không ai ngờ, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã có một động thái hiếm có.
Trang mạng của tờ Nhân dân Nhật báo (people.com.cn) đăng bài với tiêu đề: “Chứng khoán An Tín: Tay bán khống lớn nhất thị trường chứng khoán Trung Quốc”, chỉ trích gay gắt công ty chứng khoán An Tín không hiểu gì về chính trị.
Bài viết chỉ rõ công ty chứng khoán An Tín vốn chẳng ai biết đến, nhưng chỉ vì đưa ra báo cáo “đánh xuống” mà nổi danh trên thị trường.
An Tín đã lờ đi việc những yếu tố cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc đã được cải thiện, lờ đi những nỗ lực ổn định tăng trưởng, điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy chuyển đổi của cấp cao cũng như những sắp xếp về mặt chế độ đối với thị trường vốn mà Hội nghị Thường trực chính phủ vừa đưa ra, càng lờ đi sự thay đổi về chất đang xảy ra trên thị trường, kiên định cái nhìn ảm đạm, khiến người ta kinh ngạc và đây thực sự là điều hiếm thấy.
Tuy nhiên, bài viết khiến người ta chú ý khi chỉ rõ công ty chứng khoán An Tín “nói nặng là không có lập trường chính trị, nói nhẹ là vì thu hút sự chú ý mà coi nhẹ nhà đầu tư”.
Theo tờ Economic Journal ngày 10/7, câu này rõ ràng muốn phát thông điệp rằng phân tích thị trường chứng khoán cũng phải có lập trường chính trị, không được đi ngược với Trung ương. Đây chính là thực tế diễn ra đối với “thị trường chính sách”.
Dưới sự thúc đẩy của nhân tố chính sách, năm 2014, Chỉ số Chứng khoán Thượng Hải đã tăng 53%, Chỉ số Chứng khoán Thâm Quyến tăng 34%, vượt trên mức tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu. Bước vào năm 2015, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tạo ra điều thần kỳ, từ ngày 31/12/2014 đến ngày 12/6/2015, Chỉ số Chứng khoán Thượng Hải tăng 60% còn Chỉ số Chứng khoán Thâm Quyến tăng 122%.
Khi đó, ngay cả sinh viên đại học, người về hưu và rất nhiều nông dân đã rầm rộ đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Tiền trong thẻ tín dụng cũng được rút ra để mua cổ phiếu, có nghĩa nguồn tiền vào thị trường cơ bản đã kiệt quệ. Hơn nữa, động lực then chốt là sự hỗ trợ từ dòng vốn của các công ty chứng khoán và dòng vốn từ nhóm nhà đầu tư trước đây đứng ngoài thị trường.
Rất nhiều người đã sử dụng đòn bẩy tài chính để mua cổ phiếu, khiến sức mua tăng gấp đôi, thậm chí tăng nhiều lần. Tuy nhiên, cùng với việc nguồn tiền bị khô kiệt nhanh chóng và quy mô bán cổ phiếu rút tiền ra quá lớn, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã không thể chặn được đà lao dốc mạnh mẽ.
Từ mức đỉnh đạt 5.178,19 điểm vào ngày 12/6/2015, Chỉ số Chứng khoán Thượng Hải đã giảm xuống chỉ còn 2.850,71 điểm vào ngày 26/8/2015.
Cuối cùng, các nhà tạo lập đã phải ra tay cứu thị trường, nhưng vẫn không thể ngăn được đà suy giảm của cổ phiếu loại A và cổ phiếu loại A bắt đầu rơi vào “thị trường con gấu” (xu hướng giảm) kéo dài 5 năm, tới tháng 1/2019, Chỉ số Chứng khoán Thượng Hải chỉ còn 2.440,91 điểm.
Rốt cuộc, sự tăng giảm trên thị trường chứng khoán vẫn phải dựa trên các nhân tố cơ bản. Kinh tế Trung Quốc hiện nay đối mặt với bộn bề khó khăn, bên trong nhu cầu khó lên vì lo lắng dịch bệnh bùng phát trở lại, bên ngoài nhu cầu đi xuống vì dịch bệnh đang hoành hoành, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn còn đó, thậm chí tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Tất cả khó có thể trở thành bệ đỡ để cổ phiếu loại A bước vào “thị trường con bò”, cho nên, khi thị trường tăng nóng như hiện nay, câu hỏi đặt ra là khi nào cú lao dốc từng xảy ra năm 2015 sẽ lặp lại./.
Tin liên quan
-
Tài chính
COVID-19 làm thay đổi thị hiếu đầu tư tại Trung Quốc
06:00' - 10/07/2020
Sau hơn 12 năm thống lĩnh các thị trường chứng khoán nội địa, tháng 6/2020 Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã để tuột “chiếc vương miện” danh giá vào tay đại gia sản xuất rượu Kweichow Moutai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tiếp tục đà tăng
06:30' - 08/07/2020
Theo Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE), dự trữ ngoại hối của nước này đã tăng lên 3.112,6 tỷ USD vào cuối tháng 6/2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Các tổ chức thương mại kêu gọi Mỹ - Trung Quốc thực thi thỏa thuận thương mại
13:58' - 07/07/2020
Lá thư nhấn mạnh mục tiêu đẩy lùi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và khôi phục tăng trưởng toàn cầu phụ thuộc một phần vào kết quả triển khai thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể yếu hơn trong nửa cuối năm 2020
18:52' - 06/07/2020
Theo ông Michael Spencer, nhà kinh tế trưởng và là người phụ trách nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Deutsche Bank, đà phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể yếu hơn trong nửa cuối năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
6 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn ba ngày tới
15:12'
Trong ba ngày tới từ 8-10/2, có 6 doanh nghiệp niêm yết giao dịch cổ phiếu số lượng lớn.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 7/2
11:24'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị giao dịch gồm: BMP và FPT.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Âu-Mỹ đi xuống trong phiên giao dịch 6/2
07:42'
Các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đi xuống trong phiên 6/2 sau khi Mỹ công bố những số liệu kinh tế khả quan làm dấy lên dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất.
-
Chứng khoán
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á chốt phiên 6/2 giảm điểm
17:19' - 06/02/2023
Chốt phiên 6/2, chỉ số Hang Seng giảm 2,02%, hay 438,31 điểm, xuống 21.222,16 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 0,76%, hay 24,71 điểm, xuống 3.238,7 điểm.
-
Chứng khoán
UBND tỉnh Sơn La bán đấu giá hơn 19 triệu cổ phần tại Sơn La Urenco
16:15' - 06/02/2023
Ngày 15/2/2023 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức phiên đấu giá cổ phần CTCP Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La(Sơn La Urenco) do UBND tỉnh Sơn La sở hữu.
-
Chứng khoán
Khối ngoại làm nhẹ bớt lo ngại về rủi ro ngắn hạn trên thị trường chứng khoán
16:07' - 06/02/2023
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xu hướng dòng vốn từ khối ngoại tích cực hơn dự đoán. Với tầm nhìn đầu tư dài hạn, động lực từ khối ngoại hiện đang làm nhẹ bớt những lo ngại về rủi ro ngắn hạn.
-
Chứng khoán
Các thị trường châu Á chuẩn bị cho một tuần nhiều biến động
13:52' - 06/02/2023
Theo giới quan sát, các nhà giao dịch ở châu Á nên chuẩn bị cho tuần khởi đầu biến động khi các thị trường khu vực hấp thụ tác động lan tỏa từ đợt bán tháo hôm thứ Sáu của Phố Wall.
-
Chứng khoán
Nỗi lo lãi suất “phủ bóng” chứng khoán châu Á phiên sáng 6/2
11:29' - 06/02/2023
Một loạt dữ liệu kinh tế lạc quan từ Mỹ và toàn cầu làm giảm nguy cơ xảy ra suy thoái, nhưng cũng cho thấy nhiều khả năng các nước sẽ phải tăng lãi suất cao hơn trong thời gian lâu hơn.
-
Chứng khoán
FCN bán toàn bộ dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 cho nhà đầu tư Malaysia
11:05' - 06/02/2023
Công ty cổ phần FECON (mã chứng khoán FCN) đã thoả thuận bán toàn bộ dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 cho nhà đầu tư năng lượng tái tạo Leader Energy (Malaysia).