Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết
Chuyến thăm kéo dài 4 ngày, tập trung vào 3 quốc gia vùng Vịnh là Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
Chuyến thăm đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng mới trong quan hệ giữa Mỹ và khu vực này.
Đối với Mỹ, việc chọn 3 nước vùng Vịnh nêu trên là điểm đến đầu tiên của nhiệm kỳ cho thấy khu vực này là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Trump. Còn đối với các nước vùng Vịnh, chuyến thăm không chỉ là sự kiện ngoại giao trọng đại mà còn mang nhiều ý nghĩa chiến lược, mở ra cơ hội mới cho hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Các nhà lãnh đạo vùng Vịnh đã chào đón ông Trump bằng những nghi lễ long trọng nhất. Tại Riyadh, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman phá vỡ nghi thức hoàng gia bằng việc đích thân chào đón Tổng thống Mỹ trên đường băng. Việc ông Trump lựa chọn Saudi Arabia là điểm đến đầu tiên của chuyến công du được báo chí và giới lãnh đạo Saudi Arabia đánh giá là sự khẳng định vị trí trung tâm của nước này trong chính sách Trung Đông của Mỹ, đồng thời gửi đi thông điệp mạnh mẽ về cam kết an ninh của Mỹ đối với các đồng minh, mở ra kỳ vọng về một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng và công nghệ.Tại Doha, đoàn xe của ông Trump được bao quanh bởi những chiếc xe tải Tesla Cybertruck màu đỏ và những người cưỡi ngựa. Báo chí Qatar nhấn mạnh rằng việc Tổng thống Mỹ lựa chọn Doha là điểm đến tiếp theo cho thấy vai trò ngày càng tăng của Qatar trong các vấn đề khu vực, đặc biệt là vai trò trung gian hòa giải.
Tại Abu Dhabi, Tổng thống Mohamed bin Zayed đã trao cho ông Trump Huân chương Zayed, danh hiệu dân sự cao nhất của đất nước. Những cử chỉ này được coi là thông điệp của tình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau và sự liên kết chiến lược mới.
Chuyến thăm này được Nhà Trắng giới thiệu như một sáng kiến quan trọng nhằm tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn với các thách thức nội tại như lạm phát và suy thoái, việc thu hút đầu tư nước ngoài trở thành ưu tiên hàng đầu, cùng với đó là hợp tác an ninh và tăng cường mối quan hệ song phương với các quốc gia vùng Vịnh. Tổng thống Trump đem về các cam kết đầu tư khổng lồ từ vùng Vịnh vào Mỹ, bao gồm 600 tỷ USD từ Saudi Arabia, hơn 1.200 tỷ USD từ Qatar, và 1.400 tỷ USD từ UAE, tập trung vào các lĩnh vực như quốc phòng, trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn, năng lượng và các lĩnh vực kinh tế khác. Các quốc gia vùng Vịnh xem đây là cơ hội để đa dạng hóa kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, phát triển các lĩnh vực công nghệ cao. Các lãnh đạo vùng Vịnh, đặc biệt là Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed, hoan nghênh ý tưởng của ông Trump về việc biến khu vực thành trung tâm công nghệ toàn cầu, phù hợp với các chiến lược như Tầm nhìn 2030 của Saudi Arabia.
Ông Ahmed Al-Ibrahim, một cựu cán bộ ngoại giao vùng Vịnh, cho rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và các nước vùng Vịnh là một thành công cho tất cả các bên liên quan, các quốc gia vùng Vịnh đã ký các thỏa thuận kinh tế lớn với Mỹ, điều này có lợi cho cả hai bên. Các quốc gia vùng Vịnh tin tưởng nền kinh tế Mỹ có thể tạo ra lợi nhuận tốt. Tổng thống Trump đã đảm bảo các thỏa thuận trên, điều này sẽ tạo ra hàng trăm nghìn việc làm và kích thích nền kinh tế và thị trường chứng khoán Mỹ.
Các nước vùng Vịnh đều nhìn nhận chuyến thăm của Tổng thống Trump như một cơ hội để củng cố liên minh an ninh với Mỹ. Trong bối cảnh khu vực Trung Đông đối mặt với nhiều thách thức như các cuộc xung đột, cạnh tranh địa chính trị với Iran và sự can thiệp của các cường quốc ngoài khu vực, các quốc gia vùng Vịnh đặc biệt coi trọng vai trò bảo trợ an ninh của Mỹ. Đó cũng là một trong những kết quả nổi bật của chuyến công du.
Thứ nhất, hợp tác quốc phòng được củng cố. Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và các nước vùng Vịnh, đặc biệt là Saudi Arabia và UAE, được ký kết trong chuyến thăm, bao gồm việc mua vũ khí và chia sẻ công nghệ quân sự. Saudi Arabia và UAE đánh giá cao cam kết này, xem đây là cách tăng cường năng lực đối phó với những thách thức từ Iran và các nhóm vũ trang liên quan. Đáng chú ý là thỏa thuận lịch sử lớn nhất từ trước đến nay, trị giá 142 tỷ USD, giữa Mỹ với Saudi Arabia, thông qua đó, Mỹ sẽ cung cấp cho quốc gia vùng Vịnh các thiết bị chiến đấu hiện đại. Trong khi đó, Mỹ và Qatar cũng ký kết một thỏa thuận nhằm mở rộng quan hệ hợp tác an ninh, với tổng giá trị lên tới 38 tỷ USD. Khoản đầu tư này bao gồm hỗ trợ chia sẻ chi phí vận hành căn cứ Không quân Al Udeid – căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông và phát triển các năng lực quốc phòng trong lĩnh vực phòng không, an ninh hàng hải.
Thứ hai, Tổng thống Trump gặp mặt và bắt tay Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa, đồng thời tuyên bố dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đã tồn tại nhiều thập kỷ đối với Syria. Các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Saudi Arabia và UAE, hoan nghênh động thái này, xem đây là bước tiến để ổn định tình hình khu vực. Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Ngoại giao Syria Assad al-Shibani cho biết bước đi này đánh dấu sự khởi đầu mới trên con đường tái thiết của Syria. Trong khi đó, Qatar, với vai trò trung gian trong các vấn đề nhân đạo, đánh giá cao cam kết của ông Trump về hỗ trợ tái thiết Syria, giúp giảm nguy cơ bất ổn lan sang các nước láng giềng trong khu vực. Tiến sĩ Dania Koleilat Khatib, một chuyên gia người Liban về quan hệ Mỹ-Arập, cho biết giờ đây các quốc gia muốn giúp đỡ Syria sẽ không còn phải lo ngại về các biện pháp trừng phạt. Bà cũng nhận định đây là một chiến thắng lớn cho ngoại giao Saudi Arabia, một lần nữa chứng minh họ là nhân tố quan trọng trong khu vực, đồng thời cũng cho thấy Syria quan trọng như thế nào đối với Saudi Arabia, cũng như sự ổn định của khu vực.
Có thể nói, chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump mở ra một chương mới cho quan hệ chiến lược với lợi ích gắn kết giữa vùng Vịnh với Mỹ. Các nhà lãnh đạo và giới phân tích khu vực đều đánh giá cao ý nghĩa biểu tượng và thực tiễn của chuyến thăm, coi đây là cơ hội lịch sử để củng cố quan hệ song phương, hợp tác toàn diện về an ninh, kinh tế, công nghệ và phát triển xã hội, cũng như thúc đẩy hòa bình trong khu vực.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới
11:16' - 17/05/2025
Tổng thống Mỹ ngày 16/5 cho biết trong 2-3 tuần tới, chính quyền của ông sẽ thông báo cho nhiều đối tác thương mại về mức thuế mới mà họ phải trả nếu muốn tiếp tục kinh doanh tại thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công bố thỏa thuận Mỹ - UAE trị giá hơn 200 tỷ USD
14:31' - 16/05/2025
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các thỏa thuận thương mại trị giá hơn 200 tỷ USD giữa Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump gây sức ép để Apple đưa sản xuất trở lại Mỹ
09:41' - 16/05/2025
Cuối tháng 2 vừa qua, Apple công bố kế hoạch đầu tư lên tới 500 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ trong vòng 4 năm tới, trong đó có dự án xây dựng một nhà máy sản xuất máy chủ AI tại bang Texas.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.